Lễ hội truyền thống là gì? Những lễ hội truyền thống ở Việt Nam? Nguyên tắc tổ chức lễ hội truyền thống?

Lễ hội truyền thống là gì? Những lễ hội truyền thống ở Việt Nam? Nguyên tắc tổ chức lễ hội truyền thống là gì theo quy định pháp luật hiện hanh? Nhà nước có chính sách gì đối với lễ hội truyền thống?

Lễ hội truyền thống là gì? Những lễ hội truyền thống ở Việt Nam?

Theo Điều 3 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Lễ hội truyền thống (bao gồm cả lễ hội tại các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội dân gian) là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng được tổ chức theo nghi lễ truyền thống, nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân.
2. Lễ hội văn hóa là hoạt động giới thiệu, quảng bá giá trị văn hóa, thể thao tiêu biểu, đặc sắc; tiềm năng du lịch về đất nước, con người Việt Nam.
3. Lễ hội ngành nghề là hoạt động quảng bá về đặc trưng, thế mạnh của các ngành nghề; tôn vinh các tổ chức, nghệ nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp trong việc giữ gìn và phát triển ngành nghề.
4. Lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài là những hoạt động giới thiệu văn hóa, kinh tế, xã hội của nước ngoài với công chúng Việt Nam.

Như vậy, Lễ hội truyền thống (bao gồm cả lễ hội tại các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội dân gian) là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng được tổ chức theo nghi lễ truyền thống, nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân.

Việt Nam có rất nhiều lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Dưới đây là một số lễ hội tiêu biểu:

1. Lễ hội Chùa Hương

Thời gian: Từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch

Địa điểm: Chùa Hương, Mỹ Đức, Hà Nội

Hoạt động: Hành hương, lễ Phật, đi thuyền trên suối Yến, leo núi

2. Lễ hội Đền Hùng

Thời gian: Mùng 10 tháng 3 âm lịch

Địa điểm: Đền Hùng, Phú Thọ

Hoạt động: Dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng, rước kiệu, biểu diễn văn nghệ

3. Lễ hội Gióng

Thời gian: Mùng 6 – 12 tháng 4 âm lịch

Địa điểm: Sóc Sơn và Gia Lâm, Hà Nội

Hoạt động: Diễn lại tích Thánh Gióng đánh giặc, rước kiệu, múa rồng

4. Lễ hội Lim

Thời gian: Ngày 13 tháng Giêng âm lịch

Địa điểm: Bắc Ninh

Hoạt động: Hát quan họ trên thuyền, thi dệt vải, đấu vật

5. Lễ hội Cầu Ngư

Thời gian: Từ tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch

Địa điểm: Các làng chài ven biển miền Trung

Hoạt động: Cúng tế cá Ông (cá voi), rước thuyền, đua thuyền

6. Lễ hội Yên Tử

Thời gian: Từ ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch

Địa điểm: Yên Tử, Quảng Ninh

Hoạt động: Hành hương, leo núi, lễ Phật

7. Lễ hội Kate của người Chăm

Thời gian: Tháng 7 Chăm lịch (khoảng tháng 10 dương lịch)

Địa điểm: Ninh Thuận, Bình Thuận

Hoạt động: Cúng bái tổ tiên, múa Chăm, diễn tấu trống Ghi-năng

Việt Nam còn rất nhiều lễ hội truyền thống khác, mỗi lễ hội đều mang ý nghĩa văn hóa và tinh thần riêng biệt. Ngoài những lễ hội kể trên, Việt Nam hàng năm còn diễn ra rất nhiều lễ hội ở các vùng khác nhau.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Lễ hội truyền thống là gì? Những lễ hội truyền thống ở Việt Nam? Nguyên tắc tổ chức lễ hội truyền thống? (hình từ internet)

Lễ hội truyền thống là gì? Những lễ hội truyền thống ở Việt Nam? Nguyên tắc tổ chức lễ hội truyền thống? (hình từ internet)

Nguyên tắc tổ chức lễ hội truyền thống là gì?

Theo Điều 5 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định nguyên tắc tổ chức lễ hội như sau:

- Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.

- Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.

- Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.

- Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.

- Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.

- Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.

- Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Nhà nước có chính sách gì đối với lễ hội truyền thống?

Theo Điều 4 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Chính sách của Nhà nước về lễ hội
1. Hỗ trợ hoạt động phục dựng, bảo vệ lễ hội truyền thống nhằm duy trì các giá trị văn hóa đặc sắc, tiêu biểu, đáp ứng đời sống tinh thần của nhân dân.
2. Khuyến khích các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao dân gian truyền thống; ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại trong tổ chức lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề, lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài.
3. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý hoạt động lễ hội.
4. Mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động lễ hội.

Như vậy, nhà nước có chính sách hỗ trợ hoạt động phục dựng, bảo vệ lễ hội truyền thống nhằm duy trì các giá trị văn hóa đặc sắc, tiêu biểu, đáp ứng đời sống tinh thần của nhân dân.

Lễ hội truyền thống
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lễ hội truyền thống là gì? Những lễ hội truyền thống ở Việt Nam? Nguyên tắc tổ chức lễ hội truyền thống?
Pháp luật
Tiêu chí về ứng xử văn hóa khi tham gia hoạt động lễ hội truyền thống được quy định như thế nào?
Pháp luật
Bộ tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống mới nhất được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chí về cơ sở vật chất, trang thiết bị xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lễ hội truyền thống
Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
30 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lễ hội truyền thống

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lễ hội truyền thống

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào