Lễ hội Đền Hùng có mấy phần? Lễ hội Đền Hùng diễn ra như thế nào? Phần lễ và phần hội của Lễ hội Đền Hùng?
Lễ hội Đền Hùng có mấy phần? Lễ hội Đền Hùng diễn ra như thế nào? Phần lễ và phần hội của Lễ hội Đền Hùng?
Theo Kế hoạch số 414/KH-UBND của UBND tỉnh Phú Thọ về Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025 thì lễ hội Đền Hùng năm 2025 có 02 phần là phần Lễ và phần Hội, cụ thể như sau:
(*) Phần Lễ:
- Lễ Giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và Dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ ngày 03/4/2025 (tức ngày 06/3 năm Ất Tỵ).
- Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Dâng hoa tại Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ Đại đoàn quân Tiên Phong” ngày 07/4/2025 (tức ngày 10/3 năm Ất Tỵ).
- Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng của các huyện, thị, thành trong tỉnh Phú Thọ từ ngày 29/3 - 02/4/2025 (tức từ ngày 01/3 - 05/3 năm Ất Tỵ).
(*) Phần Hội (Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ)
(1) Chương trình nghệ thuật khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Linh thiêng nguồn cội - Đất Tổ Hùng Vương”.
(2) Chương trình nghệ thuật và bắn pháo hoa tầm cao.
(3) Hội trại Văn hóa và tổ chức trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm.
(4) Liên hoan Văn nghệ quần chúng và dân ca Phú Thọ.
(5) Trưng bày hiện vật, di sản tư liệu thế giới, sách báo, tư liệu ảnh.
(6) Hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy.
(7) Trình diễn hát Xoan làng cổ.
(8) Biểu diễn Múa rối nước.
(9) Giải bơi Chải Việt Trì mở rộng.
(10) Trình diễn văn hóa dân gian Lễ hội đường phố tại thành phố Việt Trì.
(11) Chương trình văn hóa, văn nghệ về đêm.
(12) Hội chợ Thương mại và trưng bày sản phẩm OCOP Phú Thọ.
(13) Trưng bày các tác phẩm văn học - nghệ thuật.
(14) Biểu diễn nghệ thuật ca múa nhạc dân gian; rối cạn và các tích trò văn hóa dân gian.
(15) Các hoạt động thể dục, thể thao và trò chơi dân gian truyền thống.
(16) Giải bóng chuyền các đội mạnh toàn quốc Cúp Hùng Vương.
(17) Giải bóng đá phong trào Cúp Hùng Vương.
(18) Sự kiện “Sắc màu Du lịch Đất Tổ - Phú Thọ năm 2025”.
(19) Hội nghị giới thiệu, quảng bá các loại hình sản phẩm dịch vụ du lịch, các tour du lịch trên địa bàn tỉnh phục vụ du khách tham dự Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ.
(20) Các Chương trình xã hội hóa: Festival Tinh hoa võ thuật hướng về Cội nguồn; Giải Marathon “Về nguồn”, Đăng cai Giải Trạng cờ Đất Việt Cúp Hùng Vương; Chuỗi sự kiện Golf;...
(21) Hoạt động của Trung tâm báo chí cung cấp thông tin tuyên truyền về các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ.
(22) Các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch khác.
Lễ hội Đền Hùng có mấy phần? Lễ hội Đền Hùng diễn ra như thế nào? Phần lễ và phần hội của Lễ hội Đền Hùng? (Hình từ Internet)
Tổ chức Lễ hội Đền Hùng cần tuân thủ những nguyên tắc nào?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị định 110/2018/NĐ-CP thì việc tổ chức Lễ hội Đền Hùng nói riêng và tổ chức lễ hội nói chung cần tuân thủ một số nguyên tắc dưới đây:
(1) Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.
(2) Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.
(3) Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
(4) Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.
(5) Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
(6) Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
(7) Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Lễ Giỗ tổ Hùng Vương có phải ngày lễ lớn của Việt Nam?
Các ngày lễ lớn được quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch) là ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội nghị tập thể quân nhân về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở được tổ chức bao lâu một lần theo quy định?
- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo quy định mới? Chính phủ chịu trách nhiệm trước cơ quan nào?
- Có được đổi màu sơn xe máy không? Nếu được thì hồ sơ và thủ tục đăng ký đổi màu sơn xe máy là gì?
- Nghị định 82/2025/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất trong năm 2025?
- Cảm nghĩ của em về ngày Giỗ tổ Hùng Vương? Nêu cảm nghĩ của em về Đền Hùng? Viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc về Đền Hùng?