Lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước bằng hình thức gì? Hồ sơ dự thảo lấy ý kiến gồm những gì?
- Lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước bằng hình thức gì?
- Hồ sơ dự thảo lấy ý kiến gồm những gì? Thời gian lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước tối thiểu bao nhiêu ngày?
- Lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước với những đối tượng nào?
Lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước bằng hình thức gì?
Lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước bằng hình thức được quy định tại khoản 2 Điều 29 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước kèm theo Quyết định 220/QĐ-KTNN năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 02/03/2023) như sau:
Lấy ý kiến tham gia dự thảo văn bản quản lý
...
2. Hình thức lấy ý kiến: Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản gửi công văn lấy ý kiến vào dự thảo văn bản đến đối tượng lấy ý kiến. Các đơn vị, cá nhân tham gia ý kiến góp ý bằng văn bản.
...
Như vậy, lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước bằng hình thức văn bản, cụ thể đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản gửi công văn lấy ý kiến vào dự thảo văn bản đến đối tượng lấy ý kiến. Các đơn vị, cá nhân tham gia ý kiến góp ý bằng văn bản.
Trước đây, lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước bằng hình thức theo khoản 2 Điều 29 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 1662/QĐ-KTNN năm 2017 (Hết hiệu lực từ ngày 02/03/2023) như sau:
Lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo
1. Các văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước phải lấy ý kiến tham gia của các cá nhân, đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, cá nhân, tổ chức khác có liên quan.
2. Hình thức lấy ý kiến: Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản gửi công văn xin ý kiến vào dự thảo văn bản đến đối tượng lấy ý kiến. Các đơn vị, cá nhân tham gia ý kiến góp ý bằng văn bản.
...
Theo quy định trên, các văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước phải lấy ý kiến tham gia của các cá nhân, đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, cá nhân, tổ chức khác có liên quan.
Hình thức lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước như sau: Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản gửi công văn xin ý kiến vào dự thảo văn bản đến đối tượng lấy ý kiến. Các đơn vị, cá nhân tham gia ý kiến góp ý bằng văn bản.
Lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước (Hình từ Internet)
Hồ sơ dự thảo lấy ý kiến gồm những gì? Thời gian lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước tối thiểu bao nhiêu ngày?
Hồ sơ dự thảo lấy ý kiến và thời gian lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước được quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 29 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước kèm theo Quyết định 220/QĐ-KTNN năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 02/03/2023) như sau:
Lấy ý kiến tham gia dự thảo văn bản quản lý
...
3. Hồ sơ dự thảo lấy ý kiến gồm: dự thảo văn bản và tài liệu có liên quan (nếu có). Công văn lấy ý kiến phải xác định rõ nội dung, thời gian lấy ý kiến và nơi nhận ý kiến.
4. Thời gian lấy ý kiến các đơn vị trực thuộc tối thiểu là 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày đơn vị nhận được dự thảo văn bản.
...
Trước đây, hồ sơ dự thảo lấy ý kiến gồm: dự thảo văn bản và tài liệu có liên quan (nếu có). Công văn lấy ý kiến phải xác định rõ nội dung, thời gian lấy ý kiến và nơi nhận ý kiến.
Thời gian lấy ý kiến các đơn vị trực thuộc tối thiểu là 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày đơn vị nhận được dự thảo văn bản.
Trước đây, hồ sơ dự thảo lấy ý kiến và thời gian lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước được quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 29 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 1662/QĐ-KTNN năm 2017 (Hết hiệu lực ngày 02/03/2023) như sau:
Lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo
...
3. Hồ sơ dự thảo lấy ý kiến gồm: dự thảo tờ trình, dự thảo văn bản và tài liệu có liên quan (nếu có). Công văn lấy ý kiến phải xác định rõ nội dung, thời gian lấy ý kiến và nơi nhận ý kiến.
4. Thời gian lấy ý kiến các đơn vị trực thuộc tối thiểu là 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày đơn vị nhận được dự thảo văn bản.
...
Theo đó, hồ sơ dự thảo lấy ý kiến gồm:
- Dự thảo tờ trình, dự thảo văn bản và tài liệu có liên quan (nếu có).
- Công văn lấy ý kiến phải xác định rõ nội dung, thời gian lấy ý kiến và nơi nhận ý kiến.
Thời gian lấy ý kiến các đơn vị trực thuộc tối thiểu là 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày đơn vị nhận được dự thảo văn bản.
Lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước với những đối tượng nào?
Lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước với những đối tượng được quy định tại khoản 5 Điều 29 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước kèm theo Quyết định 220/QĐ-KTNN năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 02/03/2023) như sau:
Lấy ý kiến tham gia dự thảo văn bản quản lý
...
5. Đối tượng lấy ý kiến
a) Cá nhân, đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, cá nhân, tổ chức khác có liên quan.
b) Các cá nhân, đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm thực hiện đúng thời hạn ghi tại văn bản lấy ý kiến. Sau thời hạn ghi tại văn bản lấy ý kiến, nếu không có ý kiến đóng góp coi như đồng ý với dự thảo.
c) Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước được lấy ý kiến chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Kiểm toán nhà nước về việc tham gia góp ý bằng văn bản đối với nội dung thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình.
6. Đơn vị chủ trì, tổ soạn thảo phải tổng hợp ý kiến góp ý, tiếp thu, giải trình, hoàn thiện dự thảo văn bản gửi lấy ý kiến các Phó Tổng Kiểm toán nhà nước trước khi trình Tổng Kiểm toán nhà nước.
Như vậy, lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước với những đối tượng sau đây:
- Cá nhân, đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, cá nhân, tổ chức khác có liên quan.
- Các cá nhân, đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm thực hiện đúng thời hạn ghi tại văn bản lấy ý kiến. Sau thời hạn ghi tại văn bản lấy ý kiến, nếu không có ý kiến đóng góp coi như đồng ý với dự thảo.
- Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước được lấy ý kiến chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Kiểm toán nhà nước về việc tham gia góp ý bằng văn bản đối với nội dung thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình.
Trước đây, lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước với những đối tượng được quy định tại khoản 5 Điều 29 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 1662/QĐ-KTNN năm 2017 (Hết hiệu lực ngày 02/03/2023) như sau:
Lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo
...
5. Đối tượng lấy ý kiến
a) Cá nhân, đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, cá nhân, tổ chức khác có liên quan.
b) Các cá nhân, đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời trong thời hạn ghi tại văn bản xin ý kiến. Sau thời hạn ghi tại văn bản lấy ý kiến, nếu không có ý kiến đóng góp coi như đồng ý với dự thảo.
c) Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước được xin ý kiến chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Kiểm toán nhà nước về việc tham gia góp ý bằng văn bản đối với nội dung thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình.
6. Đơn vị chủ trì, tổ soạn thảo phải tổng hợp ý kiến, tiếp thu, giải trình các ý kiến tham gia dự thảo văn bản để báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước.
Hoàn thiện dự thảo văn bản theo Bản tổng hợp ý kiến, tiếp thu, giải trình các ý kiến tham gia dự thảo văn bản.
Theo quy định trên, đối tượng lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước gồm:
- Cá nhân, đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, cá nhân, tổ chức khác có liên quan.
- Các cá nhân, đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời trong thời hạn ghi tại văn bản xin ý kiến. Sau thời hạn ghi tại văn bản lấy ý kiến, nếu không có ý kiến đóng góp coi như đồng ý với dự thảo.
- Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước được xin ý kiến chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Kiểm toán nhà nước về việc tham gia góp ý bằng văn bản đối với nội dung thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình.
Lưu ý: Không áp dụng Quy chế này đối với những văn bản cá biệt do Kiểm toán nhà nước ban hành; văn bản quy phạm pháp luật do Kiểm toán nhà nước chủ trì soạn thảo trình cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề án giải thể đơn vị hành chính cấp huyện có lấy ý kiến của Nhân dân hay không? 06 Nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính?
- Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập do ai bổ nhiệm? Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thư ký?
- Quy định về cam kết bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Bên nhận bảo lãnh có quyền và nghĩa vụ ra sao?
- Tải về mẫu biên bản họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng hợp nhất để thành lập công ty mới?
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với đoàn viên công đoàn trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684?