Lập quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia có căn cứ vào chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia không?
Lập quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia có căn cứ vào chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia không?
Căn cứ lập quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:
Nguyên tắc, căn cứ lập quy hoạch lâm nghiệp
...
2. Việc lập quy hoạch lâm nghiệp phải tuân thủ căn cứ của pháp luật về quy hoạch và các căn cứ sau đây:
a) Quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia;
b) Nội dung về lâm nghiệp trong quy hoạch tỉnh phải căn cứ vào quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia;
c) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nguồn lực của cả nước hoặc địa phương.
Theo quy định trên, việc lập quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia.
Như vậy, việc lập quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia có căn cứ vào chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia theo quy định.
Lập quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia có căn cứ vào chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia không? (Hình từ Internet)
Quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia có bao gồm nội dung về dự báo tác động của biến đổi khí hậu không?
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định nội dung quy hoạch lâm nghiệp như sau:
Thời kỳ và nội dung quy hoạch lâm nghiệp
1. Thời kỳ quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia là 10 năm; tầm nhìn từ 30 năm đến 50 năm.
2. Nội dung quy hoạch lâm nghiệp phải phù hợp với quy định của pháp luật về quy hoạch và bao gồm các nội dung sau đây:
a) Thu thập, phân tích, đánh giá các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng tài nguyên rừng; chủ trương, định hướng phát triển, quy hoạch có liên quan; đánh giá nguồn lực phát triển và các vấn đề cần giải quyết;
b) Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch lâm nghiệp kỳ trước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; chế biến và thương mại lâm sản; đầu tư, khoa học và công nghệ, lao động;
c) Dự báo về nhu cầu và thị trường lâm sản, dịch vụ môi trường rừng, tác động của biến đổi khí hậu, tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tiến bộ công nghệ áp dụng trong lâm nghiệp;
d) Nghiên cứu bối cảnh, các mối liên kết ngành; xác định yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đối với ngành;
đ) Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển lâm nghiệp;
e) Định hướng phát triển bền vững rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất;
g) Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp;
h) Định hướng phát triển thị trường, vùng nguyên liệu, chế biến lâm sản;
i) Giải pháp, nguồn lực tổ chức thực hiện quy hoạch.
Theo đó, nội dung quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia bao gồm:
- Thu thập, phân tích, đánh giá các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng tài nguyên rừng;
Chủ trương, định hướng phát triển, quy hoạch có liên quan; đánh giá nguồn lực phát triển và các vấn đề cần giải quyết;
- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch lâm nghiệp kỳ trước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; chế biến và thương mại lâm sản; đầu tư, khoa học và công nghệ, lao động;
- Dự báo về nhu cầu và thị trường lâm sản, dịch vụ môi trường rừng, tác động của biến đổi khí hậu, tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tiến bộ công nghệ áp dụng trong lâm nghiệp;
- Nghiên cứu bối cảnh, các mối liên kết ngành; xác định yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đối với ngành;
- Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển lâm nghiệp;
- Định hướng phát triển bền vững rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất;
- Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp;
- Định hướng phát triển thị trường, vùng nguyên liệu, chế biến lâm sản;
- Giải pháp, nguồn lực tổ chức thực hiện quy hoạch.
Như vậy, quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia bao gồm nội dung về dự báo tác động của biến đổi khí hậu theo quy định.
Nội dung thẩm định quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia bao gồm những gì?
Thẩm định quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:
Lập, lấy ý kiến, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia
...
3. Thẩm định quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia;
c) Hội đồng thẩm định quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia tổ chức thẩm định và gửi kết quả thẩm định đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tiếp thu, giải trình về các nội dung thẩm định;
d) Nội dung thẩm định quy hoạch bao gồm sự phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia; thực tiễn, nguồn lực, nhu cầu và khả năng sử dụng rừng đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững; hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường; tính khả thi của quy hoạch.
Như vậy, từ quy định trên, nội dung thẩm định quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia bao gồm:
- Sự phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia;
- Thực tiễn, nguồn lực, nhu cầu và khả năng sử dụng rừng đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững;
- Hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường;
- Tính khả thi của quy hoạch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?