Lập biện pháp an toàn điện trong phương án thi công thực hiện được pháp luật quy định như thế nào? Người giám sát an toàn điện có trách nhiệm gì?
- Người giám sát an toàn điện là ai?
- Cứ Người giám sát an toàn điện theo quy định pháp luật
- Trách nhiệm bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện quy định ra sao?
- Lập biện pháp an toàn điện trong phương án thi công thực hiện được pháp luật quy định như thế nào?
- Người giám sát an toàn điện có trách nhiệm gì?
Người giám sát an toàn điện là ai?
Căn cứ theo tiểu mục 3.8 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01: 2020/BCT về An toàn điện quy định như sau:
"3.8. Người giám sát an toàn điện là người có kiến thức về an toàn điện được chỉ định và thực hiện việc giám sát an toàn điện cho đơn vị công tác."
Cứ Người giám sát an toàn điện theo quy định pháp luật
Theo tiết 32 tiểu mục III.II Mục III Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01: 2020/BCT về An toàn điện cụ thể:
"32. Cử Người giám sát an toàn điện
32.1. Đơn vị quản lý vận hành chịu trách nhiệm cử Người giám sát an toàn điện khi đơn vị công tác không có chuyên môn về điện, không đủ trình độ về an toàn điện.
32.2. Đơn vị công tác chịu trách nhiệm cử Người giám sát an toàn điện đối với công việc đặc biệt nguy hiểm về điện (công việc sửa chữa điện nóng).
32.3. Các trường hợp khác, đơn vị công tác thỏa thuận với đơn vị quản lý vận hành cử Người giám sát an toàn điện."
Trách nhiệm bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện quy định ra sao?
Tại Điều 48 Luật Điện Lực 2004 quy định về trách nhiệm bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện như sau:
- Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện.
- Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo kịp thời với đơn vị điện lực hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện các hiện tượng mất an toàn điện, các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện.
Lập biện pháp an toàn điện trong phương án thi công thực hiện được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục III.IV Mục III Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01: 2020/BCT về An toàn điện quy định:
"III.IV. Lập biện pháp an toàn điện trong phương án thi công
36. Những công việc phải lập biện pháp an toàn điện trong phương án thi công
Những công việc phải khảo sát hiện trường công tác theo quy định tại Điều 34 Quy chuẩn này.
37. Trách nhiệm lập biện pháp an toàn điện trong phương án thi công
Đơn vị công tác có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với đơn vị quản lý vận hành thực hiện việc lập biện pháp an toàn điện trong phương án thi công.
38. Nội dung chính của biện pháp an toàn điện trong phương án thi công
Các nội dung chính của biện pháp an toàn điện trong phương án thi công bao gồm (nhưng không hạn chế) các nội dung sau:
38.1. Tên công việc.
38.2. Phạm vi được phép làm việc.
38.3. Các yếu tố nguy hiểm tại hiện trường công tác, biện pháp phòng tránh và bảo đảm an toàn cho người tham gia thực hiện công việc và cho cộng đồng tại nơi làm việc; trường hợp công việc thực hiện nhiều ngày thì các bên liên quan thống nhất thỏa thuận.
38.4. Bố trí nguồn nhân lực thực hiện.
38.5. Trách nhiệm của đơn vị quản lý vận hành, đơn vị công tác để thực hiện công việc đúng tiến độ, bảo đảm an toàn.
39. Phê duyệt và sửa đổi, bổ sung biện pháp an toàn điện trong phương án thi công
39.1. Biện pháp an toàn điện trong phương án thi công phải được đơn vị quản lý vận hành phê duyệt trước khi thi công.
39.2. Sửa đổi, bổ sung biện pháp an toàn điện trong phương án thi công (nhưng không thay đổi nội dung chính) phải được hai bên thỏa thuận, thông báo đến các đơn vị liên quan."
Như vậy, khi lập biện pháp an toàn điện trong phương án thi công thực hiện phải tiến hành theo quy định trên.
An toàn điện
Người giám sát an toàn điện có trách nhiệm gì?
Tại tiết 51 tiểu mục III.VI Mục III Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01: 2020/BCT về An toàn điện quy định cụ thể về trách nhiệm của Người giám sát an toàn điện như sau:
"51. Trách nhiệm của Người giám sát an toàn điện
51.1. Cùng Người chỉ huy trực tiếp tiếp nhận nơi làm việc.
51.2. Phải luôn có mặt tại nơi làm việc để giám sát an toàn về điện cho nhân viên đơn vị công tác và không được làm thêm nhiệm vụ khác."
Do đó, người giám sát an toàn điện phải hoàn thành đúng nhiệm vụ của mình theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?