Lan truyền thông tin sáp nhập tỉnh lan truyền trên mạng xã hội không đúng bị phạt bao nhiêu tiền?
Lan truyền thông tin sáp nhập tỉnh sai sự thật trên mạng xã hội bị phạt bao nhiêu tiền?
Thông tin sáp nhập tỉnh lan truyền trên mạng xã hội là không đúng?
>>> Xem thêm thông tin chi tiết:
Thông tin sáp nhập tỉnh lan truyền trên mạng xã hội là không chính xác đúng không?
Những ngày gần đây, thông tin về việc nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đang tiến hành sắp xếp, sáp nhập, và đổi tên đã trở thành tâm điểm chú ý. Tuy nhiên thông về việc sáp nhập tỉnh lan truyền trên mạng xã hội là không đúng.
Bạn đọc cần tiếp tục theo dõi những quyết định chính thức từ các cơ quan chức năng để có thêm thông tin chính xác và đầy đủ hơn.
Lan truyền thông tin sáp nhập tỉnh lan truyền trên mạng xã hội không đúng bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP về vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội:
Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;
d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;
đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;
e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;
g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;
h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).
Theo đó, việc cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, sai sự thật về sự kiện sáp nhập tỉnh là hành vi vi phạm pháp luật.
Cá nhân cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, sai sự thật về sự kiện sáp nhập tỉnh có thể bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Lan truyền thông tin sáp nhập tỉnh lan truyền trên mạng xã hội không đúng bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Nghị quyết 18 và Kết luận 48 của Bộ Chính trị về sắp xếp đơn vị hành chính đến 2030 không đề cập đến sáp nhập tỉnh?
Việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện xã được quy định tại Mục 2 Phần II Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017, cụ thể như sau:
2- Mục tiêu
...
- Từ năm 2021 đến năm 2030: (1) Hoàn thành việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện mô hình tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu, điều kiện cụ thể của nước ta trong giai đoạn mới; giảm biên chế; (2) Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, tổ chức, khắc phục được tình trạng chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị; (3) Tiếp tục cụ thể hoá, thể chế hoá chủ trương, nghị quyết, kết luận của Đảng về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy bằng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; (4) Phân định rõ và tổ chức thực hiện mô hình chính quyền nông thôn, đô thị, hải đảo và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; (5) Cơ bản hoàn thành việc sắp xếp thu gọn các đơn vị hành chính cấp huyện, xã và thôn, tổ dân phố theo tiêu chuẩn quy định.
...
Theo đó, mục tiêu sắp xếp thu gọn các đơn vị hành chính cấp huyện xã và thôn, tổ dân phố dự kiến cơ bản hoàn thành trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030.
Bên cạnh đó, cũng tại Kết luận 48-KL/TW năm 2023 về tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 quy định cụ thể như sau:
Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 phải phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch nông thôn, quy hoạch đô thị; xác định rõ đối tượng, lộ trình sắp xếp và phải bảo đảm sự đồng thuận của Nhân dân.
Khuyến khích các địa phương chủ động đề xuất sắp xếp đơn vị hành chính tinh gọn, phù hợp với thực tiễn địa phương (kể cả các đơn vị hành chính đã bảo đảm tiêu chuẩn).
Không bắt buộc thực hiện sắp xếp (trừ trường hợp địa phương có nhu cầu sắp xếp) đối với các đơn vị hành chính đã thực hiện sắp xếp giai đoạn trước, ổn định từ lâu, có vị trí biệt lập, có các yếu tố đặc thù và các đơn vị hành chính nông thôn đã được quy hoạch thành đơn vị hành chính đô thị.
Như vậy, theo Nghị quyết 18 và Kết luận 48 của Bộ Chính trị về sắp xếp đơn vị hành chính đến 2030 mới chỉ đề cập đến cấp huyện và xã. Để theo dõi thông tin mới nhất về tình hình sáp nhập tỉnh, bạn đọc cần tiếp tục theo dõi những quyết định chính thức từ các cơ quan chức năng để có thêm thông tin chính xác và đầy đủ hơn.
Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết 18 được quy định như thế nào?
Tại tiểu mục 1 Mục 2 Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 có quy định về mục tiêu tổng quát của Nghị quyết 18-NQ/TW như sau:
- Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng;
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội;
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
- Tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;
- Giảm chi thường xuyên và góp phần cải cách chính sách tiền lương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phát hành hồ sơ mời thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia có tốn phí không? Hồ sơ mời thầu gồm những gì?
- Điều kiện cho phép trường trung học hoạt động giáo dục từ 20/11/2024 theo Nghị định 125 gồm những gì?
- Quyền của người lao động trong việc hưởng lương là gì? Nghĩa vụ cung cấp thông tin về tiền lương của người sử dụng lao động?
- Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
- Thời hạn cho thuê nhà là tài sản công không sử dụng để ở được gia hạn khi nào? Bảng giá cho thuê nhà được ban hành ổn định trong bao lâu?