Lan can đường ô tô kết hợp đường đi bộ được sử dụng trên những đoạn đường nào? Việc chạy kiểm tra lan can đường ô tô được thực hiện ra sao?

Cho tôi hỏi thiết kế lan can đường ô tô kết hợp với đường đi bộ thường được ứng dụng trên những đoạn đường nào? Tôi nghe nói trước khi sử dụng phải cho tiến hành chạy kiểm tra theo các cấp độ đối với lan can đường ô tô kết hợp đường đi bộ, vậy các cấp độ thử nghiệm đó như thế nào? Câu hỏi của anh Quân từ Đồng Nai.

Lan can đường ô tô là gì?

Theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11823-13:2017 về Thiết kế cầu đường bộ - Phần 13: Lan can định nghĩa về lan can đường ô tô như sau:

THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
...
3.21 Tốc độ cao/thấp (Speeds - Low/High) - Tốc độ xe theo km/h. Các tốc độ thấp thường được sử dụng cho sự đi lại ở thành phố hoặc nông thôn mà ở đó các tốc độ được ghi rõ trên cột là dưới 70 km/h. Các tốc độ cao thường được gắn liền với đường cấp cao hoặc đường cao tốc, ở đó các tốc độ ghi trên cột là 80 km/h hoặc hơn.
3.22 Lan can đường ô tô (Traffic Railing) - Đồng nghĩa với lan can ô tô, được dùng như một lan can lắp đặt trên cầu hoặc trên kết cấu, khác với tường hộ lan hoặc lan can rào chắn ở giải phân cách giữa như nói trong các ấn phẩm khác.
3.23 Các tải trọng ngang (Transverse Loads) - Các lực thiết kế nằm ngang được đặt thẳng góc lên hệ thống lan can hoặc rào chắn.
3.24 Lật xe (Vehicle Rollover) - Thuật ngữ dùng mô tả một tai nạn khi một chiếc xe quay ít nhất 90 độ quanh trục dọc của nó sau khi va vào lan can. Thuật ngữ này được sử dụng nếu xe lật do va chạm với rào chắn mà không phải va chạm với xe khác.
3.25 Đảm bảo an toàn (warrants) - một tài liệu cung cấp hướng dẫn cho nhà thiết kế trong việc đánh giá sự an toàn và lợi ích của các thiết bị điều khiển giao thông hoặc các tính năng. Tài liệu này không yêu cầu tuyệt đối, đúng hơn, nó truyền đạt quan ngại về mối nguy hiểm giao thông tiềm tàng.

Theo tiêu chuẩn trên thì lan can đường ô tô đồng nghĩa với lan can ô tô, được dùng như một lan can lắp đặt trên cầu hoặc trên kết cấu, khác với tường hộ lan hoặc lan can rào chắn ở giải phân cách giữa như nói trong các ấn phẩm khác.

Lan can đường ô tô kết hợp đường đi bộ được sử dụng trên những đoạn đường nào?

Lan can đường ô tô kết hợp đường đi bộ được sử dụng trên những đoạn đường nào? (Hình từ Internet)

Lan can đường ô tô kết hợp đường đi bộ được sử dụng trên những đoạn đường nào?

Theo tiết 7.1.1 tiểu mục 7 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11823-13:2017 về Thiết kế cầu đường bộ - Phần 13: Lan can quy định về việc ứng dụng lan can đường ô tô kết hợp với đường đi bộ như sau:

LAN CAN ĐƯỜNG Ô TÔ
7.1 HỆ THỐNG LAN CAN
7.1.1 Tổng quát
Mục đích chủ yếu của các lan can đường ô tô là phải chặn giữ và chỉnh hướng các xe cộ đi lệch hướng ra ngoài phạm vi lưu thông trên cầu.
Tất cả hệ thống rào chắn giao thông mới, lan can giao thông, và lan can dùng kết hợp phải được chứng minh có kết cấu và kích thước hình học đủ an toàn khi xe va đâm.
Cần xem xét để:
• Bảo vệ cho các người ngồi trên xe khi xe va vào lan can,
• Bảo vệ các xe khác ở gần nơi va chạm,
• Bảo vệ người và tài sản trên đường xe chạy và các vùng khác bên dưới cầu,
• Có thể nâng cấp lan can trong tương lai
• Hiệu quả kinh tế của lan can, và
• Dáng vẻ và độ thoáng của tầm nhìn từ các xe chạy qua.
Một lan can dùng kết hợp, theo đúng các kích thước cho trong các Hình 11 và 12 và thí nghiệm va chạm với lề đi bộ có thể được xem như là thích hợp để dùng cho đường người đi bộ rộng 1000 mm hoặc hơn, và các chiều cao bó vỉa cao tới chiều cao sử dụng trong thí nghiệm.
Một lan can được thiết kế cho nhiều mục đích sử dụng phải được chứng minh đủ an toàn khi va chạm với các trường hợp có hoặc không có lề đi bộ. Lan can kết hợp xe ô tô-người đi bộ như thể hiện trong Hình 2 chỉ dùng trên các đường quy định tốc độ 70 km/h hoặc nhỏ hơn và cần được kiểm tra ở cấp thử nghiệm 1 hoặc cấp thử nghiệm 2.
Lan can đường ô tô
Hình 2- Đường người đi nhô cao điển hình

Như vậy, lan can đường ô tô kết hợp với đường đi bộ chỉ được sử dụng trên các đoạn đường có tốc độ từ 70 km/h hoặc nhỏ hơn và cần được kiểm tra ở cấp thử nghiệm 1 hoặc cấp thử nghiệm 2.

Một lan can được thiết kế cho nhiều mục đích sử dụng (lan can đường ô tô kết hợp đường đi bộ) phải được chứng minh đủ an toàn khi va chạm với các trường hợp có hoặc không có lề đi bộ.

Cấp thử nghiệm đối với lan can đường ô tô kết hợp đường đi bộ được áp dụng như thế nào?

Theo tiểu mục 7.2 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11823-13:2017 về Thiết kế cầu đường bộ - Phần 13: Lan can quy định về tiêu chuẩn lựa chọn cấp thử nghiệm như sau:

LAN CAN ĐƯỜNG Ô TÔ
...
7.2 TIÊU CHUẨN LỰA CHỌN CẤP THỬ NGHIỆM
Khi thiết kế lan can, nên chỉ rõ một trong cấp thử nghiệm sau đây:
• TL1- Cấp thử nghiệm 1 - thông thường được chấp nhận áp dụng cho các công trường với tốc độ quy định thấp và lưu lượng xe rất thấp, cho các đường phố khu vực có tốc độ thấp.
• TL2 - Cấp thử nghiệm 2 - được chấp nhận áp dụng cho các công trường và hầu hết các đường địa phương và đường thu gom với điều kiện tại chỗ thuận lợi và ở nơi dự kiến có một số lượng nhỏ các xe nặng và tốc độ quy định được giảm.
• TL3 - Cấp thử nghiệm 3 - được chấp nhận áp dụng cho các đường cao tốc huyết mạch với hỗn hợp lưu lượng rất thấp của xe tải nặng và điều kiện địa điểm thuận lợi.
• L4 - Cấp thử nghiệm 4 - được chấp nhận áp dụng cho đại đa số đường bộ tốc độ cao, đường cao tốc, quốc lộ với hỗn hợp của các xe tải và xe hạng nặng.
• L5 - Cấp thử nghiệm 5 - được chấp nhận áp dụng giống như cấp thử nghiệm bốn và nơi có xe tải lớn chiếm một phần đáng kể lưu lượng xe trung bình hàng ngày hoặc nơi điều kiện tại chỗ bất lợi cho mức ngăn chặn cao hơn của lan can.
Lựa chọn cấp thí nghiệm phải tương ứng với trọng lượng xe, tốc độ va và góc va mô tả trong Bảng 1.
Bảng 1 - Cấp thử nghiệm của lan can cầu và các tiêu chuẩn thí nghiệm va
Cấp thử nghiệm lan can đường ô tô
...

Theo tiêu chuẩn đã nêu thì đối với lan can đường ô tô kết hợp với đường đi bộ thì cần phải được kiểm tra ở cấp thử nghiệm 1 hoặc cấp thử nghiệm 2. trong đó:

• TL1- Cấp thử nghiệm 1 - thông thường được chấp nhận áp dụng cho các công trường với tốc độ quy định thấp và lưu lượng xe rất thấp, cho các đường phố khu vực có tốc độ thấp.

• TL2 - Cấp thử nghiệm 2 - được chấp nhận áp dụng cho các công trường và hầu hết các đường địa phương và đường thu gom với điều kiện tại chỗ thuận lợi và ở nơi dự kiến có một số lượng nhỏ các xe nặng và tốc độ quy định được giảm.

Tùy loại xe ô tô mà tốc độ chạy kiểm tra ở các cấp thử nghiệm sẽ khác nhau.

(1) Ở cấp thử nghiệm 1: nếu sử dụng xe con hoặc xe tải thùng để chạy kiểm tra ở cấp thử nghiệm 1 thì tốc độ chạy kiểm tra là 50 km/h.

(2) Ở cấp thử nghiệm 2: nếu sử dụng xe con hoặc xe tải thùng để chạy kiểm tra ở cấp thử nghiệm 2 thì tốc độ chạy kiểm tra là 70 km/h.

Giao thông đường bộ TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Toàn văn Nghị định 168/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ ra sao?
Pháp luật
Khi đèn đỏ có được rẽ phải không? Nếu không thì xe máy rẽ phải khi đèn đỏ phạt bao nhiêu theo quy định mới nhất 2024?
Pháp luật
Mức phạt tài xế lái xe ô tô quá 48 tiếng/tuần từ năm 2025 theo Nghị định 168? Chủ xe ô tô bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
Pháp luật
Điều khiển xe đạp thể thao đi vào làn đường dành cho xe ô tô có thể bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Phần đường xe chạy là gì? Nếu trường hợp xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy thì tài xế phải làm gì?
Pháp luật
Mức xử phạt vi phạm giao thông xe máy 2025 về vi phạm quy tắc giao thông tổng hợp như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức đào tạo pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng theo Thông tư 35/2024 ra sao?
Pháp luật
Hướng dẫn giải quyết các vụ ùn tắc giao thông đường bộ theo Thông tư 69/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
Pháp luật
Những trường hợp không được vượt xe 2025? Chấp hành quy định về tốc độ và khoảng cách giữa các xe như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao thông đường bộ
2,078 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao thông đường bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giao thông đường bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào