Làm hồ sơ giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động cho người lao động đã nghỉ việc như thế nào?
- Làm hồ sơ giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động cho người lao động đã nghỉ việc như thế nào?
- Đối với hồ sơ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động thì công ty có phải lập không? Nếu có thì lập bao nhiêu bộ?
- Đã được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động thì có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động hay không?
Làm hồ sơ giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động cho người lao động đã nghỉ việc như thế nào?
Làm hồ sơ giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động cho người lao động đã nghỉ việc như thế nào? (Hình từ Internet)
Về nội dung này anh tham khảo quy định tại Điều 8 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH có nêu như sau:
Giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với các trường hợp cá biệt
1. Đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không tham gia bảo hiểm y tế, thì người sử dụng lao động thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho họ.
2. Đối với người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội cho họ thì khoản tiền tương ứng với chế độ chi trợ cấp quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật An toàn, vệ sinh lao động mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thay cho cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện như sau:
a) Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần bằng mức quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
b) Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng bằng mức quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động. Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên, trường hợp không thống nhất được thì thực hiện hình thức chi trả theo yêu cầu của người lao động.
3. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại thời điểm không đăng ký đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo thời hạn được pháp luật quy định thì người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết quyền lợi đối với người lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động và khoản 3 Điều này.
4. Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý, ngay trong tháng đầu đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc trong tháng đầu trở lại làm việc đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau thời gian đóng bảo hiểm gián đoạn do chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của tháng đó.
5. Đối với người lao động sau khi đã nghỉ việc hoặc đã về hưu người sử dụng lao động mới lập hồ sơ giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động trong thời gian người lao động làm việc thì người sử dụng lao động chuyển hồ sơ đến cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi người lao động đang cư trú hoặc nơi chi trả lương hưu và trong trường hợp này hồ sơ không gồm sổ bảo hiểm xã hội.
6. Trường hợp người lao động không được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 40 của Luật An toàn, vệ sinh lao động là trường hợp người lao động bị tai nạn do sử dụng ma túy, chất gây nghiện theo Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất.
7. Trường hợp người lao động đồng thời giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì đơn vị nơi phân công nhiệm vụ, công việc cho người lao động dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chịu trách nhiệm lập hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
8. Trường hợp người lao động đồng thời giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà bị tai nạn trên đường đi từ nơi làm việc của đơn vị này đến nơi làm việc của đơn vị khác trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý mà được xác định là tai nạn hưởng chế độ tai nạn lao động, thì đơn vị nơi người lao động đến làm việc được xác định là đơn vị nơi người lao động bị tai nạn và người sử dụng lao động của đơn vị đó phải chịu trách nhiệm lập hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động cho người lao động.
Theo quy định trên đối với người lao động đã nghỉ việc tại công ty anh, nay công ty lập hồ sơ giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động cho người đó thì anh cần chuyển hồ sơ đến cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi người lao động đang cư trú.
Lưu ý trường hợp này hồ sơ được lập không bao gồm sổ bảo hiểm xã hội.
Đối với hồ sơ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động thì công ty có phải lập không? Nếu có thì lập bao nhiêu bộ?
Căn cứ quy định tại Điều 6 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH thì đối với người được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ cho họ. Hồ sơ được lập thành 3 bộ trong đó:
- Người sử dụng lao động giữ một bộ.
- Người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp (hoặc thân nhân của người lao động bị chết do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp) giữ một bộ.
- Một bộ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có trụ sở chính, trong vòng 10 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc trợ cấp tai nạn lao động.
Đã được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động thì có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động hay không?
Tại Điều 14 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Nguyên tắc thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Các đối tượng có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 2 Chương III Luật An toàn, vệ sinh lao động và Chương II Thông tư này thì cũng được xem xét hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Mục 3 Chương III Luật An toàn, vệ sinh lao động và Chương III của Thông tư này.
Theo đó đối với người lao động đã được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động thì vẫn được xem xét hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?