Kỳ nam là gì? Có nằm trong danh mục thực vật rừng cấm khai thác không? Danh mục thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được chia làm bao nhiêu nhóm?

Kỳ nam là gì? Cho tôi hỏi loại này hiện có nằm trong danh mục thực vật rừng cấm khai thác hay không? Danh mục thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được chia làm bao nhiêu nhóm? Câu hỏi của L.A (Đà Lạt).

Kỳ nam là gì? Có nằm trong danh mục thực vật rừng cấm khai thác không?

Kỳ nam và trầm hương (gọi chung là trầm kỳ) là sản vật đặc biệt, kết tinh tự nhiên với thời gian hàng trăm năm từ nhựa của cây dó bầu.

Trước đây và cả thời điểm hiện tại vẫn có hàng trăm người đổ xô vào rừng tìm kỳ nam vì tin đồn thất thiệt để tìm kiếm loại cây quý hiếm này nhằm mục đích đổi đời nhanh chóng.

Trên thực tế đây là loài cực kỳ quý hiếm trong tự nhiên cho nên việc kiếm được mẩu kỳ nam nhỏ chừng đốt ngón tay là vô cùng khó khăn và có khả năng Kỳ nam có thể cũng không còn trong tự nhiên nữa.

Trước đây trầm kỳ là sản vật nằm trong nhóm danh mục các loại thực vật cấm khai thác và sử dụng tại Nghị định 48/2002/NĐ-CP.

Tuy nhiên hiện tại thì Nghị định 48/2002/NĐ-CP đã hết hiệu lức và được thay thế bằng Nghị định 06/2019/NĐ-CP (trong đó danh mục này bị thay thế bởi khoản 22 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP). Tải về danh mục: Tại đây.

Cho nên, hiện tại trong Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm không nói đến việc Kỳ nam và trầm hương (gọi chung là trầm kỳ) là bị cấm khai thác và sử dụng nữa.

Kỳ nam là gì? Có nằm trong danh mục thực vật rừng cấm khai thác không? Danh mục thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được chia làm bao nhiêu nhóm?

Kỳ nam là gì? (Hình từ Internet)

Danh mục thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được chia làm bao nhiêu nhóm?

Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 06/2019/NĐ-CP quy định về danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm như sau:

Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
1. Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được ban hành kèm theo Nghị định này, gồm:
a) Nhóm I: Các loài thực vật rừng, động vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục I CITES phân bố tự nhiên tại Việt Nam.
Nhóm IA: các loài thực vật rừng.
Nhóm IB: các loài động vật rừng.
b) Nhóm II: Các loài thực vật rừng, động vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục II CITES có phân bố tự nhiên tại Việt Nam.
Nhóm IIA: Các loài thực vật rừng.
Nhóm IIB: Các loài động vật rừng.
2. Sửa đổi, bổ sung Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Định kỳ 05 năm một lần, hoặc trong trường hợp có thay đổi về các loài quy định tại khoản 1 Điều này hoặc Danh mục các loài thuộc Phụ lục I và II CITES thay đổi liên quan tới các loài thực vật rừng, động vật rừng phân bố tự nhiên ở Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

Như vậy, Danh mục thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được chia làm 2 nhóm sau:

- Nhóm I: Các loài thực vật rừng, động vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục I CITES phân bố tự nhiên tại Việt Nam.

+ Nhóm IA: các loài thực vật rừng.

+ Nhóm IB: các loài động vật rừng.

- Nhóm II: Các loài thực vật rừng, động vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục II CITES có phân bố tự nhiên tại Việt Nam.

+ Nhóm IIA: Các loài thực vật rừng.

+ Nhóm IIB: Các loài động vật rừng.

Điều kiện trồng thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES vì mục đích thương mại theo mẫu nào?

Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 15 Nghị định 06/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Điều kiện nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES vì mục đích thương mại
1. Đối với động vật:
a) Đảm bảo nguồn giống hợp pháp: Khai thác hợp pháp; mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật; nhập khẩu hợp pháp hoặc mẫu vật từ cơ sở nuôi hợp pháp khác;
b) Chuồng, trại được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài nuôi; bảo đảm các điều kiện an toàn cho người và vật nuôi, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh;
c) Các loài động vật hoang dã thuộc Phụ lục CITES thuộc các lớp thú, chim, bò sát lần đầu tiên đăng ký nuôi tại cơ sở phải được Cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản về việc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài nuôi và các loài khác có liên quan trong tự nhiên theo trình tự như sau:
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký mã số cơ sở, Cơ quan cấp mã số theo quy định tại Nghị định này có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị xác nhận đến Cơ quan khoa học CITES Việt Nam.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan cấp mã số, Cơ quan khoa học CITES Việt Nam có trách nhiệm trả lời bằng văn bản đối với nội dung xác nhận ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng của việc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng đến sự tồn tại của loài nuôi và các loài khác có liên quan trong tự nhiên.
d) Có phương án nuôi theo Mẫu số 04, Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Đối với thực vật:
a) Đảm bảo nguồn giống hợp pháp: Khai thác hợp pháp; mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật; nhập khẩu hợp pháp hoặc mẫu vật từ cơ sở trồng hợp pháp khác;
b) Cơ sở trồng phù hợp với đặc tính của loài;
c) Có phương án trồng theo Mẫu số 05, Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
...

Theo đó, có phương án trồng theo Mẫu số 05, Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Như vậy, nếu muốn trồng thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES vì mục đích thương mại thì thực hiện tải về theo mẫu Mẫu số 05 Tại đây và Mẫu số 07 Tại đây.

Thực vật rừng quý hiếm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thực vật rừng quý, hiếm có phải là lâm sản không? Khai thác thực vật rừng trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên thế nào?
Pháp luật
Kỳ nam là gì? Có nằm trong danh mục thực vật rừng cấm khai thác không? Danh mục thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được chia làm bao nhiêu nhóm?
Pháp luật
Hoàng liên bắc có thuộc loại thực vật rừng quý hiếm không? Hành vi tàng trữ lâm sản thuộc danh mục thực vật rừng quý hiếm có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thực vật rừng quý hiếm
1,377 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thực vật rừng quý hiếm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thực vật rừng quý hiếm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào