Ký kết hợp đồng lao động với trẻ em 14 tuổi thì doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính như thế nào?

Tôi có thắc mắc là trường hợp ký kết hợp đồng lao động với trẻ em 14 tuổi mà không có sự đồng ý của cha mẹ của đứa trẻ đó thì doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính như thế nào? - câu hỏi của anh N.T (Đồng Nai).

Người đại diện theo pháp luật đối với trẻ em 14 tuổi là ai?

Theo khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

Theo Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đại diện theo pháp luật của cá nhân bao gồm:

Đại diện theo pháp luật của cá nhân
1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Theo quy định nêu trên thì cha mẹ là người đại diện theo pháp luật đối với trẻ em 14 tuổi.

Ký kết hợp đồng lao động với trẻ em 14 tuổi thì doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính như thế nào?

Theo điểm a khoản 2 Điều 29 Nghị định 12/2022/NĐ-CP mức xử phạt vi phạm quy định về lao động chưa thành niên như sau:

Vi phạm quy định về lao động chưa thành niên
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không lập sổ theo dõi riêng hoặc có lập sổ theo dõi riêng nhưng không ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 144 của Bộ luật Lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên hoặc không xuất trình sổ theo dõi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng lao động chưa thành niên mà chưa có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên đó;
b) Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc mà: giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó; bố trí thời giờ làm việc ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi; không có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc; không tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 01 lần trong 06 tháng hoặc không bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi;
c) Sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định tại Điều 146 của Bộ luật Lao động;
d) Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm;
đ) Sử dụng người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm thêm giờ hoặc làm việc vào ban đêm trong những nghề, công việc không được pháp luật cho phép.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng người từ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tại khoản 3 Điều 143 của Bộ luật Lao động;
b) Sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật Lao động hoặc sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm công việc được pháp luật cho phép mà chưa được sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc bị cấm hoặc làm việc tại nơi làm việc bị cấm quy định tại Điều 147 của Bộ luật Lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, trường hợp doanh nghiệp ký kết hợp đồng lao động với trẻ em 14 tuổi mà không có sự đồng ý của cha mẹ của đứa trẻ đó thì doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.

Đây là mức phạt của cá nhân, trường hợp là tổ chức mức phạt sẽ gấp đôi với mức phạt nêu trên theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

hợp đồng lao động

Ký kết hợp đồng lao động với trẻ em 14 tuổi thì doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)

Hợp đồng lao động ký kết với trẻ em 14 tuổi bắt buộc phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của đứa trẻ đó không?

Theo khoản 4 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động như sau:

Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động
...
4. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;
c) Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.
...

Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 145 Bộ luật Lao động 2019 quy định sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc như sau:

Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc
1. Khi sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc, người sử dụng lao động phải tuân theo quy định sau đây:
a) Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;

Như vậy, khi sử dụng trẻ em 14 tuổi làm việc, doanh nghiệp phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với đứa trẻ đồng thời phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của đứa trẻ đó, cụ thể là cha mẹ của đứa trẻ.

Hợp đồng lao động Tải về quy định liên quan và Mẫu hợp đồng lao động:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có phải là một biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự?
Pháp luật
Hợp đồng lao động điện tử có giá trị pháp lý như hợp đồng giấy không? Lưu ý khi giao kết hợp đồng lao động điện tử?
Pháp luật
Nội dung của hợp đồng lao động có được bỏ nội dung về quy định chế độ nghỉ ngơi hay không? Trường hợp thiếu nội dung thì có bị phạt không?
Pháp luật
Mẫu Hợp đồng lao động với lái xe phục vụ Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới nhất?
Pháp luật
Nội dung trong hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động bị vô hiệu từng phần khi nào?
Pháp luật
Công ty không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản thì thời hạn trả lương khi nghỉ việc là lúc nào?
Pháp luật
Hợp đồng lao động giao kết qua phương tiện thông tin điện tử có giá trị pháp lý như hợp đồng lao động bằng văn bản không?
Pháp luật
Người sử dụng lao động có bắt buộc phải giao kết hợp đồng lao động khi thuê người lao động làm công việc nội trợ trong gia đình không?
Pháp luật
Yêu cầu đặt cọc khi ký hợp đồng lao động giao hàng có trái với quy định của pháp luật hiện hành không?
Pháp luật
Các loại hợp đồng lao động mới nhất? Có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động cùng lúc được hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng lao động
1,872 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp đồng lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào