Kỳ kế toán tháng thuế xuất khẩu, nhập khẩu là gì? Thời điểm đóng kỳ kế toán tháng thuế xuất khẩu, nhập khẩu là khi nào?
Kỳ kế toán tháng thuế xuất khẩu, nhập khẩu là gì?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 174/2015/TT-BTC quy định như sau:
Kỳ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu
1. Kỳ kế toán thuế gồm kỳ kế toán tháng, kỳ kế toán năm và kỳ chỉnh lý quyết toán.
2. Kỳ kế toán tháng là khoảng thời gian được tính từ ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng. Kỳ kế toán năm là khoảng thời gian được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
3. Kỳ chỉnh lý quyết toán là khoảng thời gian bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 01 năm kế tiếp, để hạch toán và điều chỉnh các nghiệp vụ được phép hạch toán vào sổ kế toán năm trước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, chứng từ điều chỉnh liên quan đến năm trước được cập nhật số liệu vào tháng 12 năm trước.
Trường hợp các chứng từ điều chỉnh ngân sách nhà nước năm trước phát sinh sau khi cơ quan hải quan đã đóng kỳ kế toán năm trước thì hạch toán vào kỳ kế toán năm hiện hành.
4. Nghiệp vụ quản lý thuế phát sinh ở kỳ nào phải được ghi chép, hạch toán vào sổ kế toán của kỳ đó. Các trường hợp phát sinh yêu cầu điều chỉnh số liệu phát hiện trong năm liên quan đến năm hiện hành thì được hạch toán điều chỉnh vào kỳ (tháng) phát hiện.
Theo đó, kỳ kế toán tháng thuế xuất khẩu, nhập khẩu được quy định là khoảng thời gian được tính từ ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng. Kỳ kế toán năm là khoảng thời gian được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
Kỳ kế toán tháng thuế xuất khẩu, nhập khẩu là gì? Thời điểm đóng kỳ kế toán tháng thuế xuất khẩu, nhập khẩu là khi nào? (Hình từ Internet)
Thời điểm đóng kỳ kế toán tháng thuế xuất khẩu, nhập khẩu là khi nào?
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 174/2015/TT-BTC quy định mở, đóng kỳ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
Mở, đóng kỳ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu
1. Mở kỳ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu là việc thiết lập trên hệ thống kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với một kỳ kế toán xác định trong năm để cho phép cập nhật dữ liệu vào hệ thống kế toán theo phân quyền.
2. Đóng kỳ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu là việc thiết lập trên hệ thống kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với một kỳ kế toán được xác định trong năm để không cho phép người sử dụng có thể cập nhật dữ liệu vào hệ thống kế toán.
Thời điểm đóng kỳ kế toán tháng là ngày 12 tháng tiếp theo, đóng kỳ kế toán năm là 24h ngày 10 tháng 02 năm tiếp theo. Trường hợp phải lập báo cáo nhanh trong hệ thống thì phải thực hiện theo đúng quy trình xử lý cuối ngày. Ngoài ra phải thực hiện đóng kỳ kế toán thuế trong các trường hợp kiểm kê hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Cơ quan hải quan phải đảm bảo mọi chứng từ kế toán thuế phát sinh được hạch toán đầy đủ, chính xác trong kỳ kế toán.
3. Sau thời điểm đóng kỳ kế toán, trường hợp cần điều chỉnh số liệu kế toán thuế thì thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì thời điểm đóng kỳ kế toán tháng thuế xuất khẩu, nhập khẩu là ngày 12 tháng tiếp theo, đóng kỳ kế toán năm là 24h ngày 10 tháng 02 năm tiếp theo. Trường hợp phải lập báo cáo nhanh trong hệ thống thì phải thực hiện theo đúng quy trình xử lý cuối ngày.
Ngoài ra phải thực hiện đóng kỳ kế toán thuế trong các trường hợp kiểm kê hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Cơ quan hải quan phải đảm bảo mọi chứng từ kế toán thuế phát sinh được hạch toán đầy đủ, chính xác trong kỳ kế toán.
Chữ viết trên chứng từ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu có được viết tắt không?
Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 19 Thông tư 174/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 112/2018/TT-BTC quy định như sau:
Lập, ký và lưu giữ chứng từ kế toán
1. Mọi phát sinh liên quan đến việc ghi sổ kế toán thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 01 lần cho một nghiệp vụ phát sinh.
2. Chứng từ kế toán phải lập theo nội dung quy định trên mẫu cho từng loại nghiệp vụ, phải bảo đảm đủ nội dung và bảo đảm tính pháp lý đối với từng loại chứng từ theo quy định của Luật Kế toán và Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán (sau đây gọi tắt là Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ).
3. Ghi chép trên chứng từ kế toán
a) Việc ghi chép trên chứng từ phải đầy đủ, rõ ràng, kịp thời, chính xác theo quy định tại Điều 18 của Luật Kế toán và Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ;
b) Chữ viết trên chứng từ phải liên tục, không ngắt quãng, không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa; khi viết phải dùng bút bi hoặc bút mực; không viết bằng mực đỏ, bằng bút chì;
...
Theo đó, chữ viết trên chứng từ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu tuyệt đối không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?