Kinh phí thực hiện Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam được đảm bảo từ các nguồn nào? Mức chi thù lao Ban Chủ nhiệm Đề án là bao nhiêu tiền?
- Kinh phí thực hiện Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam được đảm bảo từ các nguồn nào?
- Mức chi thù lao Ban Chủ nhiệm Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam là bao nhiêu tiền?
- Cơ quan nào có trách nhiệm kiểm tra việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam?
Kinh phí thực hiện Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam được đảm bảo từ các nguồn nào?
Kinh phí thực hiện Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam được đảm bảo theo quy định tại Điều 2 Thông tư 94/2018/TT-BTC như sau:
Kinh phí thực hiện Đề án
Kinh phí thực hiện Đề án được bảo đảm từ các nguồn:
1. Ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam để thực hiện các hoạt động biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam, hoạt động khoa học chung và các nhiệm vụ thường xuyên khác của Đề án.
2. Nguồn kinh phí khác, gồm:
a) Kinh phí của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia các hoạt động của Đề án.
b) Kinh phí huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác.
Như vậy, theo quy định trên thì kinh phí thực hiện Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam được đảm bảo từ các nguồn như sau:
- Ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam để thực hiện các hoạt động biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam, hoạt động khoa học chung và các nhiệm vụ thường xuyên khác của Đề án.
- Nguồn kinh phí khác, gồm:
+ Kinh phí của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia các hoạt động của Đề án.
+ Kinh phí huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác.
Kinh phí thực hiện Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam được đảm bảo từ các nguồn nào? (Hình từ Internet)
Mức chi thù lao Ban Chủ nhiệm Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam là bao nhiêu tiền?
Mức chi thù lao Ban Chủ nhiệm Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam là bao nhiêu tiền, thì theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư 94/2018/TT-BTC như sau:
Nội dung và mức chi đối với hoạt động chung và thường xuyên của Đề án
1. Chi tổ chức các hội thảo khoa học; tổ chức các cuộc họp định kỳ hoặc đột xuất của Hội đồng Chỉ đạo và Ban Chủ nhiệm Đề án; kiểm tra, đánh giá nghiệm thu các mục từ và các nhiệm vụ khoa học của Đề án; chi quản lý chung phục vụ các nhiệm vụ của Đề án: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN .
2. Chi thù lao trách nhiệm đối với Ban Chủ nhiệm Đề án, Ban Biên soạn chuyên ngành, Lãnh đạo và bộ phận hỗ trợ đơn vị quản lý kinh phí của Đề án:
a) Ban Chủ nhiệm Đề án:
- Chủ nhiệm Đề án: 5.000.000 đồng/tháng.
- Phó Chủ nhiệm thường trực Đề án: 4.500.000 đồng/tháng.
b) Ban Biên soạn chuyên ngành:
- Trưởng ban: 5.000.000 đồng/tháng.
- Phó Trưởng ban: 4.500.000 đồng/tháng.
- Thư ký khoa học: 3.000.000 đồng/tháng.
- Thư ký hành chính: 2.000.000 đồng/tháng.
Mức chi quy định tại Điểm b Khoản này là mức tối đa áp dụng đối với các nhiệm vụ biên soạn mục từ của các Ban biên soạn chuyên ngành có tổng kinh phí được duyệt từ 01 tỷ đồng trở lên. Đối với các nhiệm vụ biên soạn mục từ của các Ban biên soạn chuyên ngành có tổng kinh phí được duyệt dưới 01 tỷ đồng, áp dụng mức chi thù lao trách nhiệm bằng 50% mức chi quy định tại Điểm b Khoản này.
c) Lãnh đạo đơn vị quản lý kinh phí của Đề án:
- Giám đốc: 3.000.000 đồng/tháng.
- Phó Giám đốc: 2.000.000 đồng/tháng.
d) Bộ phận hỗ trợ đơn vị quản lý kinh phí của Đề án:
- Bộ phận Tài chính - Kế toán chuyên trách: 800.000 đồng/tháng/nhiệm vụ.
- Nhân viên hỗ trợ: 800.000 đồng/tháng/nhiệm vụ.
Thời gian được hưởng thù lao trách nhiệm đối với các chức danh nêu tại Điểm b và Điểm d Khoản này tính theo thời gian thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng đã ký kết (không kể thời gian gia hạn).
…
Như vậy, theo quy định trên thì mức chi thù lao Ban Chủ nhiệm Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam như sau:
- Chủ nhiệm Đề án: 5.000.000 đồng/tháng.
- Phó Chủ nhiệm thường trực Đề án: 4.500.000 đồng/tháng.
Cơ quan nào có trách nhiệm kiểm tra việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam?
Cơ quan nào có trách nhiệm kiểm tra việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 94/2018/TT-BTC như sau:
Trách nhiệm của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
1. Xây dựng kế hoạch và ban hành quy định về quy trình biên soạn các mục từ thuộc các Quyển chuyển ngành của bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam; ban hành quy định về tiêu chí, kích cỡ đối với từng loại mục từ và tỷ lệ khống chế các loại mục từ thuộc các quyển chuyên ngành của bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam để làm căn cứ tổ chức thực hiện.
2. Giao nhiệm vụ cụ thể cho đơn vị quản lý kinh phí của Đề án. Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý kinh phí của Đề án chịu trách nhiệm về quyết định chi theo chế độ, tiêu chuẩn và mức chi trong phạm vi dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao và mức chi quy định tại Thông tư này; chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính pháp lý của các hồ sơ, chứng từ gửi Kho bạc Nhà nước.
3. Kiểm tra việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án đảm bảo theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án và chế độ tài chính quy định tại Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có trách nhiệm kiểm tra việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam đảm bảo theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?