Bộ Tài chính: 12 nhiệm vụ và quyền hạn tiêu biểu về quản lý doanh nghiệp sau sáp nhập với Bộ Kế hoạch và Đầu tư gồm những gì?
Bộ Tài chính: 12 nhiệm vụ và quyền hạn tiêu biểu về quản lý doanh nghiệp sau sáp nhập với Bộ Kế hoạch và Đầu tư gồm những gì?
Căn cứ theo Khoản 14 Điều 2 Nghị định 29/2025/NĐ-CP có quy định về 12 nhiệm vụ và quyền hạn tiêu biểu về quản lý doanh nghiệp sau sáp nhập với Bộ Kế hoạch và Đầu tư gồm những nội dung sau:
(1) Chủ trì, phối hợp các bộ, ngành xây dựng, trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ ban hành theo thẩm quyền chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách đăng ký, phát triển doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hộ kinh doanh; chính sách cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp đối với các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; cơ chế tài chính phục vụ chính sách phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã;
(2) Chủ trì, phối hợp các bộ, ngành xây dựng, trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ ban hành theo thẩm quyền chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư; cơ chế quản lý, đầu tư, giám sát, kiểm tra, thanh tra về đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành doanh nghiệp; cơ chế quản lý, sử dụng các nguồn hỗ trợ của Nhà nước cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã từ ngân sách nhà nước và các nguồn quỹ khác của Nhà nước;
(3) Chủ trì hoặc tham gia việc đầu tư vốn, hỗ trợ tài chính của Nhà nước vào các doanh nghiệp; theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đầu tư vốn của Nhà nước đối với các doanh nghiệp sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; giải quyết chính sách khi sắp xếp, cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; theo dõi, tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư trên phạm vi toàn quốc;
(4) Tổ chức thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra tình hình đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp của các cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn theo quy định của pháp luật;
(5) Phối hợp với cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn lập và thực hiện kế hoạch giám sát các doanh nghiệp; giám sát theo chuyên đề hoặc theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kiến nghị, đề xuất giải pháp với cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn về hoạt động quản lý, đầu tư, vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
(6) Phối hợp đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư, người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
(7) Thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn đối với phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
(8) Tổng hợp, phân tích, đánh giá và xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định kế hoạch điều hòa nguồn vốn, quỹ của các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư theo quy định của Chính phủ
(9) Tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ về hiệu quả sản xuất, kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ cung ứng dịch vụ, sản phẩm công ích được giao; tình hình cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn trong phạm vi toàn quốc; xem xét cụ thể báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư khi được Thủ tướng Chính phủ yêu cầu;
(10) Quản lý về đăng ký doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hợp tác, hộ kinh doanh; hướng dẫn thủ tục đăng ký doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hợp tác, hộ kinh doanh; kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình đăng ký doanh nghiệp, đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử và sau đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi cả nước;
(11) Thẩm tra, tổng hợp báo cáo tình hình quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp hằng năm trong phạm vi toàn quốc của các cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn để trình Chính phủ báo cáo Quốc hội;
(12) Hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng phát triển khoa học và công nghệ trong phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.
Bộ Tài chính: 12 nhiệm vụ và quyền hạn tiêu biểu về quản lý doanh nghiệp sau sáp nhập với Bộ Kế hoạch và Đầu tư gồm những gì? (Hình từ internet)
Vị trí và chức năng của Bộ Tài chính đối với nhà nước được quy định ra sao?
Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 29/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch; đầu tư phát triển, đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài, xúc tiến đầu tư; ngân sách nhà nước; ngân quỹ nhà nước; nợ công; viện trợ của nước ngoài cho Việt Nam và viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài; thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; dự trữ nhà nước; tài chính đối với quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; tài sản công; hải quan; kế toán; kiểm toán; giá; chứng khoán; bảo hiểm; đấu thầu; doanh nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, hộ kinh doanh; khu kinh tế; hoạt động dịch vụ tài chính và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; thống kê; thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đại diện chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì vị trí và chức năng của Bộ Tài chính đối với nhà nước được quy định như sau:
Về vị trí: là cơ quan của Chính phủ
Về chức năng: thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực sau:
- Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch;
- Đầu tư phát triển, đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài, xúc tiến đầu tư; ngân sách nhà nước
- Ngân quỹ nhà nước
- Nợ công
- Viện trợ của nước ngoài cho Việt Nam và viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài
- Thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước.
- Dự trữ nhà nước
- Tài chính đối với quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách
- Tài sản công
- Hải quan
- Kế toán
- Kiểm toán
- Giá
- Chứng khoán
- Bảo hiểm
- Đấu thầu
- Doanh nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, hộ kinh doanh
- Khu kinh tế
- Hoạt động dịch vụ tài chính và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ
- Thống kê
- Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đại diện chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Các tổ chức hành chính nào giúp Bộ trưởng Bộ Tài Chính thực hiện chức năng về quản lý nhà nước?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 29/2025/NĐ-CP có quy định về các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước bao gồm:
(1) Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân.
(2) Vụ Ngân sách nhà nước.
(3) Vụ Đầu tư.
(4) Vụ Tài chính - Kinh tế ngành.
(5) Vụ Quốc phòng, an ninh, đặc biệt (Vụ I).
(6) Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ.
(7) Vụ Quản lý quy hoạch.
(8) Vụ Các định chế tài chính.
(9) Vụ Tổ chức cán bộ.
(10) Vụ Pháp chế.
(11) Thanh tra.
(12) Văn phòng.
(13) Cục Quản lý nợ và Kinh tế đối ngoại.
(14) Cục Quản lý công sản.
(15) Cục Quản lý đấu thầu.
(16) Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí.
(17) Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.
(18) Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán.
(19) Cục Quản lý giá.
(20) Cục Phát triển doanh nghiệp nhà nước.
(21) Cục Phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể.
(22) Cục Đầu tư nước ngoài.
(23) Cục Kế hoạch - Tài chính.
(24) Cục Công nghệ thông tin và chuyển đổi số.
(25) Cục Thuế.
(26) Cục Hải quan.
(27) Cục Dự trữ Nhà nước.
(28) Cục Thống kê.
(29) Kho bạc Nhà nước.
(30) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Cơ cấu tiền lương mới của CBCCVC khi cải cách tiền lương được thiết kế gồm những thành phần nào? Nguyên tắc xây dựng bảng lương chức vụ?
- Gợi ý 12 hoạt động hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống sốt rét 25 4? Có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?
- Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 22 4 2025? Tử vi ngày 22 4 2025 của 12 cung hoàng đạo? Tử vi 12 cung hoàng đạo 22 4 2025?
- Trong thời gian áp dụng chính sách nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, cán bộ công chức muốn nghỉ việc thì có được giải quyết chế độ hưu trí không?
- XEM TRỰC TIẾP Chặng 18 Cúp Truyền hình ngày 22 4 2025 Đà Lạt? Trực tiếp đua xe đạp Cúp Truyền hình 2025 Chặng 18?