Kinh phí thực hiện các nội dung về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi từ phân cấp ngân sách nhà nước được thực hiện như thế nào?
- Trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu về đập, hồ chứa nước thuộc về chủ thể nào?
- Để thực hiện các nội dung về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi thì việc phân định nhiệm vụ chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được quy định như thế nào?
- Kinh phí thực hiện các nội dung về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi từ phân cấp ngân sách nhà nước được thực hiện như thế nào?
Trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu về đập, hồ chứa nước thuộc về chủ thể nào?
Căn cứ Điều 29 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định về hệ thống cơ sở dữ liệu về đập, hồ chứa nước như sau:
Hệ thống cơ sở dữ liệu về đập, hồ chứa nước
1. Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện; tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi có trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu về đập, hồ chứa nước.
2. Cơ sở dữ liệu về đập, hồ chứa nước phải được cập nhật thường xuyên, liên tục trong quá trình quản lý, khai thác.
3. Đập, hồ chứa nước đang khai thác mà chưa có cơ sở dữ liệu về đập, hồ chứa nước thì phải xây dựng cơ sở dữ liệu về đập, hồ chứa nước chậm nhất sau 03 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn; cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu về đập, hồ chứa thủy lợi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
...
Theo đó, chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện; tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi có trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu về đập, hồ chứa nước.
Cơ sở dữ liệu về đập, hồ chứa nước phải được cập nhật thường xuyên, liên tục trong quá trình quản lý, khai thác.
Đập, hồ chứa nước đang khai thác mà chưa có cơ sở dữ liệu về đập, hồ chứa nước thì phải xây dựng cơ sở dữ liệu về đập, hồ chứa nước chậm nhất sau 03 năm kể từ ngày Nghị định 114/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.
Quản lý an toàn đập (Hình từ Internet)
Để thực hiện các nội dung về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi thì việc phân định nhiệm vụ chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 30 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định về phân định nhiệm vụ chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện các nội dung về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi như sau:
Kinh phí thực hiện quản lý an toàn đập, hồ chứa nước
1. Phân định nhiệm vụ chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện các nội dung về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi
a) Các nội dung chi thường xuyên gồm: Các khoản chi về quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước; kinh phí thực hiện lưu trữ hồ sơ quy định tại Điều 9; lập và điều chỉnh quy trình vận hành hồ chứa nước quy định tại khoản 3 Điều 11; quan trắc đập, hồ chứa nước quy định tại Điều 14; quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng quy định tại Điều 15; kiểm tra và đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước quy định tại Điều 16 và Điều 17; kiểm định an toàn đập quy định tại Điều 18; bảo trì đập, hồ chứa nước, sửa chữa hệ thống giám sát vận hành, thiết bị thông tin cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du, chi phí vận hành hệ thống quy định tại Điều 20; lập và tổ chức thực hiện phương án bảo vệ, phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp quy định tại Điều 23 và Điều 25; xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập quy định tại Điều 27 đối với đập, hồ chứa nước đang khai thác; cứu hộ đập, xử lý khắc phục sự cố quy mô nhỏ quy định tại Điều 28; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về đập, hồ chứa nước quy định tại Điều 29 Nghị định này;
b) Các nội dung chi đầu tư phát triển gồm kinh phí thực hiện đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp đập, hồ chứa nước; lắp đặt thiết bị quan trắc đập, hồ chứa nước quy định tại Điều 14; lắp đặt thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng quy định tại Điều 15; lắp đặt, sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống giám sát vận hành, thiết bị thông tin cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du quy định tại Điều 20; cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước quy định tại Điều 23; xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập quy định tại Điều 27 trong trường hợp đập, hồ chứa nước đầu tư xây dựng mới hoặc sửa chữa, nâng cấp; cứu hộ đập, xử lý khắc phục sự cố (trừ sự cố quy mô nhỏ) quy định tại Điều 28 Nghị định này. Việc quản lý vốn đầu tư tuân thủ theo các quy định của Luật đầu tư công và các quy định hiện hành.
Các nội dung chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước để thực hiện quản lý an toàn đập, hồ chứa nước bao gồm những kinh phí được quy định tại khoản 1 Điều 30 nêu trên.
Kinh phí thực hiện các nội dung về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi từ phân cấp ngân sách nhà nước được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 30 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định về kinh phí thực hiện quản lý an toàn đập, hồ chứa nước như sau:
Kinh phí thực hiện quản lý an toàn đập, hồ chứa nước
...
2. Kinh phí thực hiện các nội dung về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi được thực hiện theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành, cụ thể như sau:
a) Đối với các nội dung chi quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thuộc nhiệm vụ chi của trung ương bao gồm vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp được bố trí từ nguồn ngân sách trung ương và các nguồn huy động hợp pháp khác.
b) Đối với các nội dung chi quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thuộc nhiệm vụ chi của địa phương bao gồm vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp được bố trí từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác. Đối với các địa phương khó khăn về ngân sách, Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ từ ngân sách trung ương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật đầu tư công.
...
3. Đối với đập, hồ chứa thủy điện và các đập, hồ chứa thủy lợi do tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng thì chủ sở hữu có trách nhiệm bảo đảm kinh phí thực hiện các nội dung về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
...
Theo đó, kinh phí thực hiện các nội dung về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi được thực hiện theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 30 nêu trên.
Đối với đập, hồ chứa thủy điện và các đập, hồ chứa thủy lợi do tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng thì chủ sở hữu có trách nhiệm bảo đảm kinh phí thực hiện các nội dung về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?