Kinh doanh dịch vụ viễn thông là gì? Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông bao gồm những loại nào?
Kinh doanh dịch vụ viễn thông là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Luật Viễn thông 2023 quy định như sau:
Hình thức kinh doanh viễn thông
1. Kinh doanh viễn thông bao gồm các hình thức sau đây:
a) Kinh doanh dịch vụ viễn thông là hoạt động đầu tư thiết lập mạng viễn thông công cộng, cung cấp dịch vụ viễn thông nhằm mục đích sinh lợi;
b) Kinh doanh hàng hóa viễn thông là hoạt động đầu tư sản xuất, trao đổi, mua, bán, cho thuê hàng hóa viễn thông nhằm mục đích sinh lợi.
2. Việc kinh doanh dịch vụ viễn thông phải tuân theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc kinh doanh hàng hóa viễn thông phải tuân theo quy định tại Điều 42 và Điều 55 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định trên, kinh doanh dịch vụ viễn thông là hoạt động đầu tư thiết lập mạng viễn thông công cộng, cung cấp dịch vụ viễn thông nhằm mục đích sinh lợi.
Theo đó, việc kinh doanh dịch vụ viễn thông phải tuân theo quy định của Luật Viễn thông 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Kinh doanh dịch vụ viễn thông là gì? Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông bao gồm những loại nào? (Hình từ Internet)
Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông bao gồm những loại nào?
Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông được quy định tại Điều 33 Luật Viễn thông 2023 như sau:
Giấy phép viễn thông
1. Giấy phép viễn thông bao gồm giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép nghiệp vụ viễn thông.
2. Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông bao gồm:
a) Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng có thời hạn không quá 15 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng;
b) Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng.
3. Giấy phép nghiệp vụ viễn thông bao gồm:
a) Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển có thời hạn không quá 25 năm được cấp cho tổ chức lắp đặt cáp viễn thông trên biển cập bờ hoặc đi qua vùng biển Việt Nam;
b) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho tổ chức thiết lập mạng viễn thông dùng riêng;
c) Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông có thời hạn không quá 02 năm được cấp cho doanh nghiệp viễn thông thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông;
...
Như vậy, theo quy định trên, giấy phép viễn thông bao gồm giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép nghiệp vụ viễn thông.
Theo đó, giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông bao gồm những loại sau đây:
- Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng có thời hạn không quá 15 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng;
- Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng.
Doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện gì để được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông?
Doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 36 Luật Viễn thông 2023 để được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông, cụ thể như sau:
(1) Giấy phép viễn thông quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Luật Viễn thông 2023 được cấp cho doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Có vốn điều lệ tối thiểu theo quy định của Chính phủ;
- Không đang trong quá trình giải thể, phá sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Có phương án kỹ thuật, phương án kinh doanh phù hợp với quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông, các quy định của Luật này về tài nguyên viễn thông, kết nối, giá dịch vụ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng dịch vụ viễn thông, bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Bảo đảm cam kết triển khai mạng viễn thông đối với băng tần, kênh tần số vô tuyến điện được cấp theo hình thức đấu giá, thi tuyển hoặc đối với băng tần được cấp lại;
- Trúng đấu giá, trúng thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện hoặc đủ điều kiện được cấp lại giấy phép sử dụng băng tần.
(2) Giấy phép viễn thông quy định tại điểm a khoản 2 Điều 35 Luật Viễn thông 2023 được cấp cho doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 36 Luật Viễn thông 2023;
- Điều kiện về triển khai mạng viễn thông theo quy định của Chính phủ.
(3) Giấy phép viễn thông quy định tại điểm b khoản 2 Điều 35 Luật Viễn thông 2023 được cấp cho doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 36 Luật Viễn thông 2023.
Hoạt động đầu tư trong kinh doanh dịch vụ viễn thông được quy định thế nào?
Căn cứ theo Điều 12 Luật Viễn thông 2023, hoạt động đầu tư trong kinh doanh dịch vụ viễn thông được quy định như sau:
(1) Hoạt động đầu tư trong kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam phải tuân theo quy định của Luật này và pháp luật về đầu tư.
(2) Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài trong kinh doanh dịch vụ viễn thông phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(3) Hoạt động đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông ra nước ngoài phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?
- Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy 2025? Mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy?
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?