Kiến thức và kỹ năng cần có đối với người hướng dẫn hoạt động du lịch mạo hiểm được thể hiện như thế nào?
Vai trò chung của người hướng dẫn là gì trong hoạt động du lịch mạo hiểm?
Theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12593:2018 về Du lịch mạo hiểm - Người hướng dẫn - Năng lực cá nhân có quy định về Vai trò của người hướng dẫn như sau:
Vai trò của người hướng dẫn, trong bất kể hoạt động du lịch mạo hiểm nào, thường bao gồm:
- hỗ trợ người tham gia;
- quản lý an toàn và chăm sóc người tham gia và nhóm hướng dẫn theo hệ thống quản lý an toàn của đơn vị vận hành, bao gồm cung cấp thông tin thích hợp, hướng dẫn, đào tạo và kiểm tra, giám sát;
- thực thi các quy trình khẩn cấp;
- chia sẻ thông tin chính xác, cập nhật.
Kiến thức và kỹ năng cần có đối với người hướng dẫn hoạt động du lịch mạo hiểm được thể hiện như thế nào?
Vai trò của người hướng dẫn hoạt động du lịch mạo hiểm trong việc dẫn dắt nhóm cần tuân thủ theo những yêu cầu gì?
Theo tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12593:2018 về Du lịch mạo hiểm - Người hướng dẫn - Năng lực cá nhân có quy định về việc dẫn dắt nhóm như sau:
Thông thường vai trò của người hướng dẫn bao gồm:
- Sử dụng các kỹ năng trước hoặc trong khi thực hiện hoạt động du lịch mạo hiểm để quyết định những thay đổi về chương trình, bao gồm, nhưng không giới hạn ở:
1) phân tích tình hình và thay đổi hoặc hủy bỏ hoạt động do các nguy cơ, rủi ro và các tình huống không lường trước;
2) áp dụng các biện pháp phòng ngừa;
3) tận dụng các hiện tượng tự nhiên hữu ích để dự báo thời tiết;
4) quyết định các lộ trình hoặc các hoạt động thay thế sau khi được kiểm tra để thích ứng với những thay đổi về thời tiết, điều kiện hoạt động tại địa phương hoặc khả năng và nhu cầu của người tham gia.
- Chăm sóc và chú ý đặc biệt tới việc dẫn dắt cả nhóm một cách an toàn tại lộ trình theo hoạch định hoặc không theo hoạch định, bao gồm nhưng không giới hạn ở việc:
1) giới thiệu chương trình hoạt động và đưa ra tóm tắt về thủ tục an toàn;
2) tổ chức, kiểm soát và hỗ trợ việc hòa nhập giữa các thành viên trong nhóm;
3) điều chỉnh chương trình để đáp ứng nhu cầu của các nhóm khác nhau;
4) thiết lập các giới hạn liên quan đến hành vi của nhóm và người tham gia;
5) giải quyết xung đột;
6) xử lý các tình huống bất lợi hoặc bất thường và xác định các nguy cơ rủi ro cao tiềm ẩn bằng việc đánh giá liên tục;
7) chuẩn bị quần áo và các trang thiết bị cần thiết;
8) đánh giá trình độ năng lực của người tham gia và mức độ căng thẳng.
Kiến thức và kỹ năng cần có đối với người hướng dẫn hoạt động du lịch mạo hiểm được thể hiện như thế nào?
Theo tiểu mục 5.2; tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12593:2018 về Du lịch mạo hiểm - Người hướng dẫn - Năng lực cá nhân có quy định về Kiến thức và kỹ năng đối với người hướng dẫn hoạt đông du lịch mạo hiểm, cụ thể:
(1) Về kiến thức
Người hướng dẫn hoạt động du lịch mạo hiểm cần có những kiến thức sau:
a) diễn giải dấu hiệu thời tiết, điều kiện khí quyển hoặc môi trường;
b) các kỹ thuật định vị và định hướng khi thích hợp (như cách diễn giải cơ bản các bản đồ địa hình, bản đồ - chú thích, biểu tượng, quy mô, đường cong mức độ, sử dụng la bàn và định hướng thông qua các dấu hiệu tự nhiên);
c) kỹ thuật quản lý nhóm, gắn kết và chiến lược giải quyết mâu thuẫn;
d) chiến lược truyền thông và hướng dẫn;
e) các yêu cầu cơ bản về an toàn trong hoạt động du lịch mạo hiểm;
f) các yếu tố góp phần gây ra tai nạn;
g) các nguy cơ và rủi ro phổ biến/thông thường về môi trường;
h) các tình huống và quy trình khẩn cấp nói chung;
i) quy trình sơ cứu;
j) luật pháp về bảo vệ môi trường và bảo tồn tại địa phương;
k) thông tin về môi trường và cộng đồng địa phương cụ thể đối với địa điểm hoạt động du lịch mạo hiểm;
l) kỹ thuật để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường;
m) các quy tắc cơ bản về giáo dục và các kỹ năng xã hội, và chăm sóc vệ sinh cá nhân;
n) yêu cầu pháp lý và theo luật định.
(2) Về kỹ năng
Người hướng dẫn hoạt động du lịch mạo hiểm cần có các kỹ năng sau:
a) thu hút sự quan tâm của người tham gia và tạo động lực trong hoạt động, thể hiện trong giao tiếp bằng lời nói;
b) có khả năng diễn đạt và hiểu ngôn ngữ của người tham gia hoặc một ngôn ngữ đã thỏa thuận với những người tham gia;
c) hướng dẫn rõ ràng để đảm bảo người tham gia hiểu về các kỹ thuật cần thiết;
d) có năng lực thể chất, tinh thần và có sức khỏe để hoàn thành các hoạt động theo kế hoạch;
e) áp dụng kỹ năng lãnh đạo thích hợp để hướng dẫn người khác một cách an toàn trong hoạt động du lịch mạo hiểm;
f) có thể lập luận logic hợp lý cần thiết, ví dụ: mô tả bằng lời một quy trình trong một chuỗi các bước tuần tự;
g) khả năng ra quyết định, ví dụ: trong trường hợp xảy ra khẩn cấp;
h) năng lực hoạch định, ví dụ: thiết lập một chuỗi logic các bước để đạt được một kết quả cụ thể;
i) kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản (kể cả hồi sức cấp cứu và các kỹ thuật điều trị chấn thương);
j) khả năng sử dụng thiết bị khẩn cấp, bao gồm cả các phương tiện liên lạc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?