Kiểm tra viên chính thuế có nhiệm vụ tham gia xây dựng kế hoạch thu nợ thuế, cưỡng chế thuế không?
- Kiểm tra viên chính thuế có nhiệm vụ tham gia xây dựng kế hoạch thu nợ thuế, cưỡng chế thuế không?
- Yêu cầu tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ của Kiểm tra viên chính được quy định thế nào?
- Công chức đang giữ ngạch Kiểm tra viên chính thuế cần đáp ứng yêu cầu gì để có thể dự thi nâng ngạch Kiểm tra viên cao cấp thuế?
Kiểm tra viên chính thuế có nhiệm vụ tham gia xây dựng kế hoạch thu nợ thuế, cưỡng chế thuế không?
Nhiệm vụ của Kiểm tra viên chính thuế được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Thông tư 29/2022/TT-BTC, cụ thể như sau:
Kiểm tra viên chính thuế (mã số 06.037)
...
2. Nhiệm vụ
a) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng kế hoạch thu thuế, thu nợ thuế, cưỡng chế thuế và thu khác theo chức năng phần hành công việc; tổ chức thực hiện quy trình quản lý thu; trực tiếp xử lý đối với các trường hợp có tình tiết phức tạp;
b) Tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thu; tham gia xây dựng quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ và các văn bản, quy định liên quan; đề xuất sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý, quy trình thu phù hợp với tình hình thực tế;
c) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn tài liệu, giáo trình nghiệp vụ quản lý thuế, tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức, viên chức thuế;
d) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng đề tài, đề án, dự án được ứng dụng vào công tác của ngành; chủ trì hoặc tham gia tổ chức nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực quản lý thuế;
đ) Tham gia tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo thẩm quyền và quy định hiện hành.
...
Như vậy, Kiểm tra viên chính thuế có nhiệm vụ tham gia xây dựng kế hoạch thu nợ thuế, cưỡng chế thuế.
Kiểm tra viên chính thuế có nhiệm vụ tham gia xây dựng kế hoạch thu nợ thuế, cưỡng chế thuế không? (hình từ internet)
Yêu cầu tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ của Kiểm tra viên chính được quy định thế nào?
Theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định về tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ của Kiểm tra viên chính, cụ thể như sau:
- Hiểu biết sâu sắc luật Quản lý thuế và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến công tác quản lý thuế; nắm vững những vấn đề cơ bản về kế toán doanh nghiệp, kế toán thuế, phân tích tài chính doanh nghiệp và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của đối tượng nộp thuế;
- Am hiểu chính sách chế độ, tình hình kinh tế, xã hội trong nước, quốc tế và tại địa phương đang công tác; am hiểu những thông tin liên quan đến quản lý thuế của các nước trong khu vực và trên thế giới;
- Có chuyên môn sâu về lý luận và thực tiễn nghiệp vụ thuế, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đạt hiệu quả cao; có kỹ năng soạn thảo văn bản hướng dẫn nghiệp vụ thuế;
- Có kỹ năng thu thập thông tin và xử lý thông tin theo công việc quản lý; có khả năng quản lý và tổ chức điều hành tốt công tác quản lý thuế ở đơn vị, ngành, lĩnh vực;
- Tổ chức hướng dẫn, thực hiện chế độ, chính sách, các quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Công chức đang giữ ngạch Kiểm tra viên chính thuế cần đáp ứng yêu cầu gì để có thể dự thi nâng ngạch Kiểm tra viên cao cấp thuế?
Theo khoản 5 Điều 9 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định đối với công chức dự thi nâng ngạch kiểm tra viên cao cấp thuế thì ngoài các tiêu chuẩn quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
(i) Đang giữ ngạch Kiểm tra viên chính thuế và có thời gian giữ ngạch Kiểm tra viên chính thuế hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên, trong đó phải có tối thiểu đủ 01 năm (12 tháng) liên tục giữ ngạch kiểm tra viên chính thuế tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.
(ii) Trong thời gian giữ ngạch kiểm tra viên chính thuế hoặc tương đương đã chủ trì hoặc tham gia xây dựng ít nhất 02 (hai) văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành hoặc cấp tỉnh trong lĩnh vực tài chính, thuế đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu. Cụ thể:
- Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban soạn thảo, Tổ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật hoặc có văn bản giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng của người có thẩm quyền đối với trường hợp không bắt buộc phải thành lập Ban soạn thảo, Tổ soạn thảo theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban chỉ đạo, Ban chủ nhiệm, Ban soạn thảo đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành hoặc cấp tỉnh hoặc có văn bản giao nhiệm vụ của người có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?