Kiểm tra định kỳ hằng năm về thi hành án dân sự trong quân đội tập trung vào những đối tượng nào? Kiểm tra những nội dung gì?
Công tác kiểm tra về thi hành án dân sự trong Quân đội được triển khai thực hiện theo nguyên tắc nào?
Theo Điều 3 Thông tư 96/2016/TT-BQP quy định về nguyên tắc chung trong công tác kiểm tra về thi hành án dân sự trong Quân đội như sau:
Nguyên tắc chung
1. Công tác kiểm tra về thi hành án dân sự trong Quân đội phải kịp thời, công khai, dân chủ, khách quan, đúng pháp luật; bảo đảm hoạt động bình thường của đơn vị, cá nhân được kiểm tra. Kết thúc kiểm tra phải có kết luận về những nội dung được kiểm tra.
2. Biểu mẫu nghiệp vụ về thi hành án dân sự trong Quân đội được lập, quản lý, sử dụng, lưu trữ thống nhất trong quá trình tổ chức thi hành bản án, quyết định theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và quy định tại Thông tư này.
Theo đó, công tác kiểm tra về thi hành án dân sự trong Quân đội được triển khai thực hiện theo những nguyên tắc sau:
- Công tác kiểm tra về thi hành án dân sự trong Quân đội phải kịp thời, công khai, dân chủ, khách quan, đúng pháp luật; bảo đảm hoạt động bình thường của đơn vị, cá nhân được kiểm tra. Kết thúc kiểm tra phải có kết luận về những nội dung được kiểm tra.
- Biểu mẫu nghiệp vụ về thi hành án dân sự trong Quân đội được lập, quản lý, sử dụng, lưu trữ thống nhất trong quá trình tổ chức thi hành bản án, quyết định theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và quy định tại Thông tư 96/2016/TT-BQP.
Kiểm tra định kỳ về thi hành án dân sự (Hình từ Internet)
Công tác kiểm tra định kỳ hằng năm tập trung vào những đối tượng nào?
Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 96/2016/TT-BQP quy định về chế độ kiểm tra như sau:
Chế độ kiểm tra
1. Kiểm tra định kỳ hằng năm
a) Cục Thi hành án kiểm tra các mặt công tác thi hành án dân sự đối với các phòng Thi hành án;
b) Phòng Thi hành án kiểm tra đối với cán bộ, nhân viên thuộc quyền.
2. Kiểm tra đột xuất, kiểm tra chuyên đề
a) Cục Thi hành án tiến hành kiểm tra khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, phát hiện có dấu hiệu sai phạm của cán bộ, nhân viên làm công tác thi hành án dân sự hoặc phục vụ cho công tác quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành án dân sự;
b) Phòng Thi hành án tiến hành kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc phát hiện có dấu hiệu sai phạm của cán bộ, nhân viên thuộc quyền.
Theo đó, công tác kiểm tra định kỳ hằng năm tập trung vào những đối tượng sau:
- Cục Thi hành án kiểm tra các mặt công tác thi hành án dân sự đối với các phòng Thi hành án;
- Phòng Thi hành án kiểm tra đối với cán bộ, nhân viên thuộc quyền.
Công tác kiểm tra định kỳ về thi hành án dân sự trong Quân đội tập trung vào những nội dung nào?
Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 96/2016/TT-BQP quy định về nội dung kiểm tra trong công tác kiểm tra định kỳ về thi hành án dân sự trong Quân độinhư sau:
Nội dung kiểm tra
1. Nội dung kiểm tra định kỳ, gồm:
a) Kết quả công tác hành chính tư pháp;
b) Thực hiện trình tự thủ tục và áp dụng quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
c) Kết quả thực hiện chỉ tiêu thi hành án dân sự được giao;
d) Hồ sơ thi hành án;
đ) Các vụ việc thi hành án cụ thể cần kiểm tra;
e) Công tác thu, chi tiền thi hành án, sử dụng kinh phí nghiệp vụ, quản lý tài sản, trang bị nghiệp vụ trên cấp;
g) Kết quả tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề nghị, phản ánh; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án; việc trả lời kiến nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát quân sự;
h) Công tác xây dựng Ngành; thi đua, khen thưởng Ngành.
2. Nội dung kiểm tra đột xuất, kiểm tra chuyên đề: Căn cứ yêu cầu kiểm tra tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này, người có thẩm quyền xác định nội dung kiểm tra trong quyết định kiểm tra.
Theo đó, công tác kiểm tra định kỳ về thi hành án dân sự trong Quân đội tập trung vào những nội dung sau:
- Kết quả công tác hành chính tư pháp;
- Thực hiện trình tự thủ tục và áp dụng quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
- Kết quả thực hiện chỉ tiêu thi hành án dân sự được giao;
- Hồ sơ thi hành án;
- Các vụ việc thi hành án cụ thể cần kiểm tra;
- Công tác thu, chi tiền thi hành án, sử dụng kinh phí nghiệp vụ, quản lý tài sản, trang bị nghiệp vụ trên cấp;
- Kết quả tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề nghị, phản ánh; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án; việc trả lời kiến nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát quân sự;
- Công tác xây dựng Ngành; thi đua, khen thưởng Ngành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên mới theo Hướng dẫn 05? Cách ghi giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên?
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?