Kiểm soát viên VNPT do ai có quyền bổ nhiệm? Đối với báo cáo của VNPT cần có ý kiến thẩm định của Kiểm soát viên không?
Kiểm soát viên VNPT do ai có quyền bổ nhiệm? Kiểm soát viên VNPT có được bổ nhiệm lại không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 25/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Kiểm soát viên
1. Kiểm soát viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm theo nhiệm kỳ không quá 03 năm. Kiểm soát viên có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá 02 nhiệm kỳ.
2. Kiểm soát viên có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều 102, Điều 104 Luật Doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật.
3. Kiểm soát viên có trách nhiệm theo quy định tại Điều 106 Luật Doanh nghiệp, Khoản 2 Điều 38 Điều lệ này và các quy định khác của pháp luật.
4. Tiêu chuẩn và Điều kiện của Kiểm soát viên theo quy định tại Điều 103 Luật Doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật.
5. Việc miễn nhiệm, cách chức Kiểm soát viên được thực hiện theo quy định tại Điều 107 Luật Doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật.
6. Tiền lương, thưởng của Kiểm soát viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định và chi trả.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Kiểm soát viên VNPT do cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm theo nhiệm kỳ không quá 03 năm.
Kiểm soát viên VNPT có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá 02 nhiệm kỳ.
Kiểm soát viên VNPT do ai có quyền bổ nhiệm? Đối với báo cáo của VNPT cần có ý kiến thẩm định của Kiểm soát viên không? (Hình từ Internet)
Kiểm soát viên tại VNPT làm việc theo chế độ gì?
Theo quy định tại Điều 37 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 25/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Chế độ làm việc của Kiểm soát viên
1. Kiểm soát viên tại VNPT làm việc theo chế độ chuyên trách.
2. Kiểm soát viên độc lập và chủ động thực hiện các nhiệm vụ và công việc được phân công; đề xuất, kiến nghị thực hiện các nhiệm vụ, công việc kiểm soát khác ngoài kế hoạch, ngoài phạm vi được phân công khi xét thấy cần thiết.
3. Kiểm soát viên chuyên ngành và Kiểm soát viên tài chính họp ít nhất mỗi tháng một lần để rà soát, đánh giá, thông qua báo cáo kết quả kiểm soát trong tháng trình cơ quan đại diện chủ sở hữu; thảo luận và thông qua kế hoạch hoạt động tiếp theo.
Như vậy, Kiểm soát viên tại VNPT làm việc theo chế độ chuyên trách.
Đối với báo cáo của VNPT cần có ý kiến thẩm định của Kiểm soát viên không?
Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 38 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 25/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Mối quan hệ giữa Kiểm soát viên và chủ sở hữu
...
2. Kiểm soát viên có trách nhiệm:
a) Xây dựng Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên tại VNPT theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Xây dựng chương trình công tác năm, trình chủ sở hữu phê duyệt trong quý I hằng năm. Kiểm soát viên làm việc theo chương trình công tác năm đã được phê duyệt. Đối với những trường hợp cần phải kiểm tra, giám sát đột xuất nhằm phát hiện sớm những sai sót và không gây thiệt hại cho VNPT, Kiểm soát viên có thể chủ động thực hiện nhưng phải báo cáo chủ sở hữu trong thời gian sớm nhất có thể.
c) Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc quý và ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc năm, Kiểm soát viên phải gửi chủ sở hữu báo cáo bằng văn bản về tình hình và nội dung hoạt động của Kiểm soát viên tại VNPT quy định tại Khoản 2 Điều 36 Điều lệ này và dự kiến phương hướng, kế hoạch hoạt động trong kỳ tới.
d) Đối với những văn bản, báo cáo của VNPT cần có ý kiến thẩm định của Kiểm soát viên, trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản, báo cáo, Kiểm soát viên phải gửi báo cáo thẩm định bằng văn bản đến chủ sở hữu.
đ) Trong quá trình làm việc, Kiểm soát viên cần phát hiện sớm những sai phạm, những hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật, ghi nhận lại sự việc, hiện trạng, nêu khuyến cáo, đồng thời chủ động thông báo ngay cho chủ sở hữu và Hội đồng thành viên để có biện pháp xử lý.
Như vậy, đối với báo cáo của VNPT cần có ý kiến thẩm định của Kiểm soát viên, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản, báo cáo, Kiểm soát viên phải gửi báo cáo thẩm định bằng văn bản đến chủ sở hữu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?