Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng bắt buộc có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngân hàng không?
Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng bắt buộc có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngân hàng không?
Theo khoản 4 Điều 4 Thông tư 14/2022/TT-NHNN quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng như sau:
Ngạch Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng
...
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành: kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, công nghệ thông tin, xây dựng, luật;
b) Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp (hoặc tương đương) hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính.
....
Căn cứ trên quy định Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng cần có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành: kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, công nghệ thông tin, xây dựng, luật.
Như vậy, công chức được bổ nhiệm vào ngạch Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng không bắt buộc có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngân hàng.
Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng cần đáp ứng những tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thế nào?
Theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 14/2022/TT-NHNN quy định Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng cần đáp ứng những tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sau:
- Nắm vững và am hiểu chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật và định hướng phát triển, chiến lược, chính sách của ngành; nắm vững các nghiệp vụ, hoạt động của Ngân hàng Nhà nước và kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kiểm soát, kiểm toán của Ngân hàng Nhà nước;
- Có năng lực nghiên cứu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án, dự án, chương trình hành động; năng lực tham mưu hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách gắn với chuyên môn nghiệp vụ của ngành, công tác kiểm soát, kiểm toán của Ngân hàng Nhà nước;
- Xây dựng, hoàn thiện được phương pháp nghiên cứu và đề xuất cải tiến nghiệp vụ quản lý hoạt động ngành Ngân hàng;
- Xây dựng được các phương án, kế hoạch tổ chức hoạt động kiểm soát, kiểm toán của Ngân hàng Nhà nước;
- Có năng lực phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hoặc giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động ngân hàng; đánh giá được các mặt hoạt động nghiệp vụ, lĩnh vực quản lý của Ngân hàng Nhà nước;
- Nắm vững và chủ động cập nhật tình hình và xu thế phát triển của ngành, lĩnh vực về kiểm soát, kiểm toán ngân hàng trong nước và thế giới; có năng lực nghiên cứu, tổng kết, đánh giá trong công tác kiểm soát, kiểm toán Ngân hàng Nhà nước;
- Có kỹ năng soạn thảo, thuyết trình, bảo vệ xây dựng và triển khai dự án, đề án, chương trình liên quan lĩnh vực quản lý của Ngân hàng Nhà nước, công tác kiểm soát, kiểm toán của Ngân hàng Nhà nước;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm;
- Có kinh nghiệm trên các lĩnh vực nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng, ngân hàng.
Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng bắt buộc có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngân hàng không? (Hình từ Internet)
Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng thực hiện những nhiệm vụ gì?
Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 14/2022/TT-NHNN quy định Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
Ngạch Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng
...
2. Nhiệm vụ
a) Chủ trì xây dựng, hoàn thiện thể chế hoặc các văn bản quy phạm pháp luật, các chủ trương, chính sách, các đề án, chương trình, dự án về kiểm soát, kiểm toán Ngân hàng Nhà nước; trực tiếp xem xét, kết luận xử lý những vấn đề chuyên môn phức tạp;
b) Chủ trì triển khai kiểm soát, kiểm toán những vấn đề có liên quan đến nhiều lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng Nhà nước; trực tiếp chỉ đạo và thực hiện kiểm soát thường xuyên, đột xuất; kiểm toán định kỳ việc chấp hành các quy định, thể lệ, chế độ trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước; lập báo cáo kiểm soát, kiểm toán, lập biên bản kiểm soát, kiểm toán, kiến nghị đề xuất các biện pháp khắc phục, xử lý những thiếu sót, vi phạm đối với các đơn vị được kiểm soát, kiểm toán;
c) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các cơ chế, quy chế, quy trình kiểm soát, kiểm toán Ngân hàng Nhà nước, quy chế, chế độ nghiệp vụ về hoạt động ngân hàng;
d) Chủ trì việc tổ chức biên soạn tài liệu, xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ; tổ chức tập huấn chuyên đề cho các kiểm soát viên chính, kiểm soát viên ngân hàng;
đ) Chủ trì hoặc tham gia các đề tài, đề án, các công trình nghiên cứu khoa học cấp ngành về lĩnh vực kiểm soát, kiểm toán Ngân hàng Nhà nước và các đề tài thuộc các lĩnh vực hoạt động khác của ngân hàng nhằm đổi mới, hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Nhà nước;
e) Tổ chức chỉ đạo, triển khai hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước và đề xuất các biện pháp, giải pháp để thực hiện có hiệu quả;
g) Tổ chức tổng kết, đánh giá, đúc rút kinh nghiệm về công tác kiểm soát, kiểm toán Ngân hàng Nhà nước và đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung chế độ, quy trình nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán Ngân hàng Nhà nước và chế độ, nghiệp vụ ngân hàng.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?