Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố trong vụ án hình sự không có căn cứ nhưng Hội đồng xét xử vẫn chấp nhận thì Viện kiểm sát cần làm gì?
- Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố trong vụ án hình sự không có căn cứ nhưng Hội đồng xét xử vẫn chấp nhận thì Viện kiểm sát cần làm gì?
- Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự không có căn cứ thì Tòa án có thể kiến nghị với ai?
- Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa xét xử vụ án hình sự thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ hay tạm đình chỉ vụ án?
Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố trong vụ án hình sự không có căn cứ nhưng Hội đồng xét xử vẫn chấp nhận thì Viện kiểm sát cần làm gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 27 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Xem xét việc Kiểm sát viên rút quyết định truy tố tại phiên tòa
1. Tại phiên tòa, nếu Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố không có căn cứ nhưng Hội đồng xét xử vẫn chấp nhận và tuyên bị cáo không phạm tội thì Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
...
Theo đó, Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố trong vụ án hình sự không có căn cứ nhưng Hội đồng xét xử vẫn chấp nhận và tuyên bị cáo không phạm tội thì Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Rút toàn bộ quyết định truy tố tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự (Hình từ Internet)
Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự không có căn cứ thì Tòa án có thể kiến nghị với ai?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 27 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Xem xét việc Kiểm sát viên rút quyết định truy tố tại phiên tòa
...
2. Trường hợp Tòa án có kiến nghị với Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp về việc Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố tại phiên tòa không có căn cứ, thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhận được kiến nghị nghiên cứu, quyết định hủy việc rút quyết định truy tố và thông báo bằng văn bản cho Tòa án đã kiến nghị biết.
Nếu việc rút quyết định truy tố của Kiểm sát viên có căn cứ, thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhận được kiến nghị thông báo bằng văn bản cho Tòa án để chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát xem xét, xử lý theo quy định.
Như vậy, Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự không có căn cứ thì Tòa án có thể kiến nghị với Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhận được kiến nghị nghiên cứu về vấn đề này, quyết định hủy việc rút quyết định truy tố và thông báo bằng văn bản cho Tòa án đã kiến nghị biết.
Nếu việc rút quyết định truy tố của Kiểm sát viên có căn cứ, thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhận được kiến nghị thông báo bằng văn bản cho Tòa án để chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát xem xét, xử lý theo quy định.
Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa xét xử vụ án hình sự thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ hay tạm đình chỉ vụ án?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 282 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Đình chỉ vụ án
1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 hoặc các điểm 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 157 của Bộ luật này;
b) Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa.
Trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả bị can, bị cáo thì có thể đình chỉ vụ án đối với từng bị can, bị cáo.
2. Quyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do đình chỉ và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
Như vậy, Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa xét xử vụ án hình sự thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ vụ án.
Ngoài ra, thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ vụ án nếu có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 hoặc các điểm 3, 4, 5, 6 và khoản 7 Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Quyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do đình chỉ và các nội dung sau:
- Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành văn bản tố tụng;
- Căn cứ ban hành văn bản tố tụng;
- Nội dung của văn bản tố tụng;
- Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành văn bản tố tụng và đóng dấu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?