Kiểm sát viên lập hồ sơ kiểm sát theo kháng nghị của Tòa án trong vụ án hành chính được quy định như thế nào?
Kiểm sát viên lập hồ sơ kiểm sát theo kháng nghị của Tòa án trong vụ án hành chính được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 47 Quy định Về quy trình kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính ban hành kèm theo Quyết định 286/QĐ-VKSTC năm 2019 về lập hồ sơ kiểm sát theo kháng nghị của Tòa án trong vụ án hành chính như sau:
Lập hồ sơ kiểm sát
1. Sau khi nhận được hồ sơ do Chánh án TAND kháng nghị, Kiểm sát viên được phân công lập hồ sơ kiểm sát theo Hướng dẫn số 28/2018.
2. Ngoài những tài liệu, hồ sơ có ở cấp sơ thẩm và phúc thẩm, hồ sơ kiểm sát trong giai đoạn này cần được bổ sung các tài liệu sau: Đơn, thông báo đề nghị xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân; kháng nghị của Chánh án Tòa án; tài liệu, chứng cứ do Tòa án thu thập, do đương sự giao nộp cho Tòa án ở giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm.
Đối chiếu quy định trên, sau khi nhận được hồ sơ do Chánh án TAND kháng nghị, Kiểm sát viên được phân công lập hồ sơ kiểm sát theo Hướng dẫn số 28/2018.
Do đó, trường hợp bạn thắc mắc ngoài những tài liệu, hồ sơ có ở cấp sơ thẩm và phúc thẩm, hồ sơ kiểm sát trong giai đoạn này cần được bổ sung các tài liệu sau: Đơn, thông báo đề nghị xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân; kháng nghị của Chánh án Tòa án; tài liệu, chứng cứ do Tòa án thu thập, do đương sự giao nộp cho Tòa án ở giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm.
Kiểm sát viên
Kiểm sát viên báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án được quy định ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 48 Quy định Về quy trình kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính ban hành kèm theo Quyết định 286/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định như sau:
Nghiên cứu hồ sơ vụ án, báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án và yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ sát
1. Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án để tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm, ngoài các tài liệu đã có ở các giai đoạn trước, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên tập trung nghiên cứu: Đơn, thông báo đề nghị xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; kháng nghị của Chánh án Tòa án; tài liệu, chứng cứ được thu thập ở giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm và nội dung bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.
Thời hạn nghiên cứu hồ sơ vụ án được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 264 Luật TTHC và khoản 1 Điều 4 TTLT số 03/2016.
2. Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải xây dựng Tờ trình, báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án theo Mẫu số 11/HC.
3. Khi kiểm sát việc xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên kiểm sát về trình tự, thủ tục, về nguồn chứng cứ bảo đảm tài liệu, chứng cứ được thu thập hợp pháp, khách quan, đầy đủ, làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án đúng pháp luật. Trường hợp xét thấy tài liệu, chứng cứ chưa bảo đảm cho việc giải quyết vụ án thì Kiểm sát viên, Kiểm tra viên báo cáo Lãnh đạo Viện kiểm sát để kịp thời yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ bổ sung. Văn bản yêu cầu theo Mẫu số 05/HC.
Theo đó, sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải xây dựng Tờ trình, báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án theo Mẫu số 11/HC.
Trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật thì Kiểm sát viên có phải báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát không?
Theo khoản 2 Điều 52 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 286/QĐ-VKSTC năm 2019 về kiểm sát Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm như sau:
Kiểm sát Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm
1. Khi kiểm sát quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm, Kiểm sát viên phải kiểm sát nội dung, thời hạn gửi quyết định theo quy định tại các điều 277, 279 và 286 Luật TTHC.
2. Trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, Kiểm sát viên báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát xem xét, thực hiện quyền kiến nghị hoặc báo báo Viện trưởng VKSND tối cao kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc kiến nghị xem xét lại theo thủ tục đặc biệt.
VKSND cấp cao sao gửi quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm kèm theo phiếu kiểm sát quyết định đó cho VKSND tối cao theo quy định của VKSND tối cao.
Theo đó, trường hợp bạn thắc mắc trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, Kiểm sát viên báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát xem xét, thực hiện quyền kiến nghị hoặc báo báo Viện trưởng VKSND tối cao kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc kiến nghị xem xét lại theo thủ tục đặc biệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?