Kiểm lâm rừng phòng hộ trong khi trực tiếp làm nhiệm vụ bị thương thì được hưởng chế độ, chính sách như thế nào?

Cho tôi hỏi kiểm lâm rừng phòng hộ trong khi trực tiếp làm nhiệm vụ bị thương thì được hưởng chế độ, chính sách như thế nào? - Câu hỏi của anh Hùng (Bình Thuận)

Kiểm lâm rừng phòng hộ trong khi trực tiếp làm nhiệm vụ bị thương thì được hưởng chế độ, chính sách như thế nào?

Chế độ, chính sách đối với Kiểm lâm

Chế độ, chính sách đối với Kiểm lâm (Hình từ Internet)

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 01/2019/NĐ-CP thì chế độ, chính sách đối với Kiểm lâm như sau:

- Kiểm lâm được hưởng chế độ lương theo ngạch, bậc, chức vụ và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

- Kiểm lâm trong khi trực tiếp làm nhiệm vụ bị thương được hưởng chế độ, chính sách như thương binh, bị hy sinh được công nhận liệt sĩ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.

Như vậy, trong khi trực tiếp làm nhiệm vụ mà Kiểm lâm bị thương thì sẽ được hưởng chế độ, chính sách như thương binh theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.

Thương binh được hưởng những chế độ ưu đãi gì?

Căn cứ Điều 24 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 quy định về chế độ ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh như sau:

Chế độ ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
1. Trợ cấp, phụ cấp hằng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh như sau:
a) Trợ cấp hằng tháng căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể và loại thương binh;
b) Trợ cấp người phục vụ đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình;
c) Phụ cấp hằng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;
d) Phụ cấp đặc biệt hằng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh hưởng phụ cấp đặc biệt hằng tháng thì không hưởng phụ cấp hằng tháng.
2. Bảo hiểm y tế.
3. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên thì được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.
4. Ưu tiên, hỗ trợ trong giáo dục và đào tạo, tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể.
5. Chế độ ưu đãi quy định tại các điểm c, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.
6. Được Nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu, bao gồm nhà xưởng, trường, lớp, trang bị, thiết bị, được vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh.

Theo đó, người được công nhận là thương binh sẽ có thể được hưởng những chế độ ưu đãi như sau:

- Trợ cấp, phụ cấp hằng tháng.

- Bảo hiểm y tế.

- Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên thì được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.

- Ưu tiên, hỗ trợ trong giáo dục và đào tạo, tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể.

- Chế độ ưu đãi quy định tại các điểm c, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020, gồm:

+ Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên;

+ Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở;

+ Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước;

+ Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng;

+ Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh;

+ Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.

- Được Nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu, bao gồm nhà xưởng, trường, lớp, trang bị, thiết bị, được vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh.

Kiểm lâm rừng phòng hộ có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 01/2019/NĐ-CP thì Kiểm lâm rừng phòng hộ có những nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch về bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ.

- Phối hợp với Ban quản lý rừng phòng hộ, Kiểm lâm cấp huyện và các cơ quan chức năng trên địa bàn xây dựng quy chế phối hợp, thực hiện chương trình, kế hoạch về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, tổ chức đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp thuộc phạm vi được giao.

- Xử lý vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính; khởi tố, điều tra vụ án hình sự hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi được giao theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, vận động quần chúng nhân dân trong khu vực bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng.

-Theo dõi thông tin dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; phối hợp với Ban quản lý rừng phòng hộ và chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng, trong trường hợp cần thiết báo cáo cơ quan có thẩm quyền tổ chức huy động lực lượng, phương tiện tổ chức chữa cháy rừng.

- Quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, phương tiện, trang thiết bị nghiệp vụ chuyên dụng, đồng phục theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo định kỳ và theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.

Rừng phòng hộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Lực lượng vũ trang nhân dân có được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để quản lý, sử dụng, bảo vệ, phát triển rừng không?
Pháp luật
Hộ gia đình không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ thì có được mua đất nông nghiệp trong khu vực đó hay không?
Pháp luật
Người sử dụng đất rừng phòng hộ có phải nộp tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất hay không?
Pháp luật
Hộ gia đình được Nhà nước giao rừng phòng hộ có được khai thác gỗ trong trường hợp rừng phòng hộ là rừng tự nhiên không?
Pháp luật
Tiêu chí đối với rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay phải đáp ứng các yêu cầu gì? Trách nhiệm quản lý về rừng phòng hộ, bảo vệ rừng phòng hộ được quy định ra sao?
Pháp luật
Giá trị quyền sử dụng rừng là gì? Cộng đồng dân cư được giao rừng phòng hộ thì có được thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng rừng không?
Pháp luật
Nhà nước có giao rừng phòng hộ đầu nguồn không thu tiền sử dụng rừng đối với những cá nhân hộ gia đình cư trú ở nơi khác đến không?
Pháp luật
Cá nhân sử dụng đất rừng phòng hộ có phải trả tiền sử dụng đất? Có được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
Pháp luật
Hồ sơ thành lập khu rừng phòng hộ có bắt buộc phải có bản đồ hiện trạng khu rừng phòng hộ tỷ lệ 1/5.000 không?
Pháp luật
Quyền của cộng đồng dân cư được giao rừng phòng hộ? Có bao nhiêu loại rừng phòng hộ theo quy định?
Pháp luật
Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để làm gì? Đối tượng nào được Nhà nước giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Rừng phòng hộ
787 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Rừng phòng hộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Rừng phòng hộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào