Kiểm kê tài sản là gì? Doanh nghiệp phải thực hiện kiểm kê tài sản trong những trường hợp nào theo quy định hiện nay?

Cho tôi hỏi việc kiểm kê tài sản được pháp luật định nghĩa như thế nào vậy? Doanh nghiệp phải thực hiện kiểm kê tài sản trong những trường hợp nào theo quy định hiện nay? - Câu hỏi của chị Ngọc Hân (Gia Lai).

Kiểm kê tài sản là gì?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 40 Luật Kế toán 2015 thì kiểm kê tài sản được hiểu là việc cân, đong, đo, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán.

Kiểm kê tài sản

Kiểm kê tài sản (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp phải thực hiện kiểm kê tài sản trong những trường hợp nào?

Theo khoản 2 Điều 40 Luật Kế toán 2015 quy định về việc kiểm kê tài sản như sau:

Kiểm kê tài sản
1. Kiểm kê tài sản là việc cân, đong, đo, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán.
2. Đơn vị kế toán phải kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau đây:
a) Cuối kỳ kế toán năm;
b) Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản hoặc bán, cho thuê;
c) Đơn vị kế toán được chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu;
d) Xảy ra hỏa hoạn, lũ lụt và các thiệt hại bất thường khác;
đ) Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định hiện nay, doanh nghiệp phải kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau đây:

- Cuối kỳ kế toán năm;

- Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản hoặc bán, cho thuê;

- Đơn vị kế toán được chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu;

- Xảy ra hỏa hoạn, lũ lụt và các thiệt hại bất thường khác;

- Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Cần lưu ý rằng sau khi kiểm kê tài sản, doanh nghiệp phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê. Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, đơn vị kế toán phải xác định nguyên nhân và phải phản ánh số chênh lệch, kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính.

Việc kiểm kê phải phản ánh đúng thực tế tài sản, nguồn hình thành tài sản. Người lập và ký báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê.

Nếu vi phạm các quy định về kiểm kê tài sản thì sẽ bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về kiểm kê tài sản như sau:

Xử phạt hành vi vi phạm quy định về kiểm kê tài sản
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không lập Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê hoặc báo cáo kết quả kiểm kê không có đầy đủ chữ ký theo quy định;
b) Không phản ảnh số chênh lệch và kết quả xử lý số chênh lệch giữa số liệu kiểm kê thực tế với số liệu sổ kế toán.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện kiểm kê tài sản theo quy định.

Lưu ý: Mức mức phạt tiền được quy định trên đây là mức phạt áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP).

Theo đó, nếu vi phạm quy định về kiểm kê tài sản thì tùy từng mức độ, hành vi vi phạm mà cá nhân có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, đối với tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Doanh nghiệp cần phải tuân thủ những nguyên tắc kế toán nào?

Căn cứ theo Điều 6 Luật Kế toán 2015 quy định rõ về các nguyên tắc kế toán cần phải tuân thủ như sau:

Nguyên tắc kế toán
1. Giá trị tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau ghi nhận ban đầu, đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giá trị biến động thường xuyên theo giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định lại một cách đáng tin cậy thì được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính.
2. Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụng nhất quán trong kỳ kế toán năm; trường hợp thay đổi các quy định và phương pháp kế toán đã chọn thì đơn vị kế toán phải giải trình trong báo cáo tài chính.
3. Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
4. Báo cáo tài chính phải được lập và gửi cơ quan có thẩm quyền đầy đủ, chính xác và kịp thời. Thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phải được công khai theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 của Luật này.
5. Đơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân bổ các khoản thu, chi một cách thận trọng, không được làm sai lệch kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
6. Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải bảo đảm phản ánh đúng bản chất của giao dịch hơn là hình thức, tên gọi của giao dịch.
7. Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước ngoài việc thực hiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này còn phải thực hiện kế toán theo mục lục ngân sách nhà nước.
Kiểm kê tài sản Tải về quy định liên quan đến Kiểm kê tài sản:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Kiểm kê và xử lý kết quả kiểm kê tài sản tại doanh nghiệp nhà nước
Pháp luật
File Excel Bảng kiểm kê tài sản cố định dành cho doanh nghiệp mới nhất? Những lưu ý khi lập bảng kiểm kê tài sản cố định?
Pháp luật
Công văn 8131 hướng dẫn mẫu Biên bản kiểm kê tài sản công năm 2024 của Bộ Tài chính như thế nào?
Pháp luật
Khi nào đơn vị lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê? Đơn vị kế toán phải kiểm kê tài sản trong các trường hợp nào?
Pháp luật
Trường hợp kết quả kiểm kê tài sản cho thấy tài sản thừa so với số tài sản đã ghi vào sổ sách kế toán thì các công ty TKV phải xử lý ra sao?
Pháp luật
Kiểm kê tài sản được Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tổ chức trong trường hợp nào?
Pháp luật
Hoạt động kiểm kê tài sản của Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Hội đồng kiểm kê tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá được quyết định thành lập khi nào? Việc kiểm kê cuối ngày do ai thực hiện?
Pháp luật
Sau khi kiểm kê tài sản doanh nghiệp không lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Kiểm kê tài sản là gì? Doanh nghiệp phải thực hiện kiểm kê tài sản trong những trường hợp nào theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện việc kiểm kê tài sản trong những trường hợp nào? Kết quả kiểm kê tài sản sẽ được xử lý như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm kê tài sản
Đinh Thị Ngọc Huyền Lưu bài viết
30,069 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm kê tài sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm kê tài sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào