Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được quy định như thế nào?
- Thời gian làm việc của giảng viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được quy định như thế nào?
- Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được quy định như thế nào?
- Việc quy đổi thời gian thực hiện một số nhiệm vụ ra giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được quy định như thế nào?
Thời gian làm việc của giảng viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 18 Thông tư 01/2018/TT-BNV quy định về thời gian làm việc của giảng viên như sau:
Thời gian làm việc của giảng viên
1. Thời gian làm việc của giảng viên thực hiện theo chế độ mỗi tuần làm việc 40 giờ.
2. Tổng quỹ thời gian làm việc của giảng viên trong một năm học để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập, bồi dưỡng và các nhiệm vụ khác là 1760 giờ sau khi trừ số ngày nghỉ theo quy định.
Theo đó, thời gian là việc của giảng viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo chế độ mỗi tuần làm việc 40 giờ.
Tổng quỹ thời gian làm việc của giảng viên trong một năm học để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập, bồi dưỡng và các nhiệm vụ khác là 1760 giờ sau khi trừ số ngày nghỉ theo quy định.
Giảng viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (Hình từ Internet)
Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 19 Thông tư 01/2018/TT-BNV quy định về giờ chuẩn giảng dạy, quy định mức giờ chuẩn giảng dạy và quy đổi ra giờ chuẩn giảng dạy như sau:
Giờ chuẩn giảng dạy, quy định mức giờ chuẩn giảng dạy và quy đổi ra giờ chuẩn giảng dạy
1. Giờ chuẩn giảng dạy: Là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết để hoàn thành một khối lượng công việc nhất định thuộc nhiệm vụ giảng dạy đối với mỗi chức danh tương đương với một tiết giảng lý thuyết, thực hành trên lớp, bao gồm thời gian lao động cần thiết trước, trong và sau tiết giảng.
2. Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy:
a) Giảng viên: 270 giờ chuẩn trong một năm học, trong đó, giờ chuẩn trực tiếp lên lớp chiếm tối thiểu 50% định mức quy định;
b) Giảng viên chính: 290 giờ chuẩn trong một năm học, trong đó, giờ chuẩn trực tiếp lên lớp chiếm tối thiểu 50% định mức quy định;
a) Giảng viên cao cấp: 310 giờ chuẩn trong một năm học, trong đó, giờ chuẩn trực tiếp lên lớp chiếm tối thiểu 50% định mức quy định.
...
Theo đó, khung định định mức giờ chuẩn giảng dạy đối với giảng viên là 270 giờ chuẩn trong một năm học, trong đó, giờ chuẩn trực tiếp lên lớp chiếm tối thiểu 50% định mức quy định.
Đối với giảng viên chính là 290 giờ chuẩn trong một năm học, trong đó, giờ chuẩn trực tiếp lên lớp chiếm tối thiểu 50% định mức quy định.
Đối với giảng viên cao cấp là 310 giờ chuẩn trong một năm học, trong đó, giờ chuẩn trực tiếp lên lớp chiếm tối thiểu 50% định mức quy định.
Việc quy đổi thời gian thực hiện một số nhiệm vụ ra giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 4, khoản 5 Điều 19 Thông tư 01/2018/TT-BNV quy định về giờ chuẩn giảng dạy, quy định mức giờ chuẩn giảng dạy và quy đổi ra giờ chuẩn giảng dạy như sau:
Giờ chuẩn giảng dạy, quy định mức giờ chuẩn giảng dạy và quy đổi ra giờ chuẩn giảng dạy
...
4. Quy đổi thời gian thực hiện một số nhiệm vụ ra giờ chuẩn:
a) Một tiết giảng bài, hướng dẫn bài tập tình huống, thảo luận, giải đáp môn học, hướng dẫn ôn tập trên lớp được tính 1 giờ chuẩn;
b) Một tiết báo cáo chuyên đề được tính từ 1,0 đến 1,5 giờ chuẩn;
c) Một tiết hướng dẫn thực hành trên lớp được tính từ 0,5 đến 01 giờ chuẩn;
...
e) Hướng dẫn học viên đi thực tế 01 ngày làm việc được tính từ 03 đến 04 giờ chuẩn.
5. Quy đổi thời gian thực hiện một số nhiệm vụ chuyên môn khác ra giờ chuẩn:
a) Soạn 01 đề kiểm tra, đề thi viết kèm theo đáp án được tính từ 01 đến 1,5 giờ chuẩn; 01 đề kiểm tra, đề thi trắc nghiệm kèm theo đáp án được tính từ 1,5 đến 02 giờ chuẩn; 01 đề kiểm tra, đề thi vấn đáp kèm theo đáp án được tính từ 01 đến 1,5 giờ chuẩn;
b) Coi kiểm tra, coi thi: 01 giờ được tính 0,5 giờ chuẩn;
c) Chấm kiểm tra, chấm thi: Mỗi lượt chấm 04 đến 06 bài kiểm tra viết, thi viết được tính 01 giờ chuẩn; mỗi lượt chấm 08 đến 10 bài kiểm tra trắc nghiệm, thi trắc nghiệm được tính 01 giờ chuẩn; chấm kiểm tra, thi vấn đáp, thực hành 01 học viên được tính 0,5 giờ chuẩn;
...
Theo đó, việc quy đổi thời gian thực hiện một số nhiệm vụ ra giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được quy định cụ thể tại khoản 4, khoản 5 Điều 19 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư hướng dẫn Nghị định 178 quy định Chế độ về hưu trước tuổi mới nhất được hưởng những gì?
- Mức nộp thuế môn bài 2025 hộ kinh doanh là bao nhiêu? Hộ kinh doanh được miễn thuế môn bài khi nào?
- Thời gian hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi 2025 theo Thông tư 01 2025 của Bộ Nội vụ tính từ ngày nào? Cách tính ra sao?
- Năm 2025, sẽ tra cứu tình trạng hôn nhân khi đăng ký khai sinh cho con? Làm giấy khai sinh cho con ở đâu?
- Mẫu Hồ sơ đề nghị thưởng đột xuất theo Quyết định 786 của Bộ Nội vụ? Tải về các biểu mẫu trong hồ sơ?