Khung chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp phải đảm bảo các nội dung nào theo quy định?
Khung chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp phải đảm bảo các nội dung nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 10/2018/TT-BCT quy định như sau:
Khung chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp
Khung chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp (sau đây gọi là chương trình đào tạo) do cơ sở đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp ban hành phải đảm bảo các nội dung sau đây:
1. Thời lượng đào tạo: tối thiểu 08 tiếng;
2. Khung chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp được quy định theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, khung chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp phải đảm bảo các nội dung sau:
- Thời lượng đào tạo: tối thiểu 08 tiếng;
- Khung chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp được quy định theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 10/2018/TT-BCT cụ thể:
I. TỔNG QUAN VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP
1.1. Khái niệm, đặc điểm của bán hàng đa cấp
1.2. Thực trạng bán hàng đa cấp ở Việt Nam và trên thế giới
II. PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THEO PHƯƠNG THỨC ĐA CẤP
2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh
2.2. Cơ quan quản lý
2.3. Các vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp bán hàng đa cấp (quy định về đăng ký hoạt động, các vấn đề cần tuân thủ trong quá trình hoạt động, các hành vi bị cấm)
2.4. Các vấn đề pháp lý liên quan đến người tham gia bán hàng đa cấp (việc ký hợp đồng, đào tạo cơ bản, cấp thẻ thành viên; các vấn đề cần tuân thủ trong quá trình hoạt động; các hành vi bị cấm)
2.5. Các quy định cơ bản của pháp luật về hàng hóa được kinh doanh theo phương thức đa cấp
2.6. Xử lý vi phạm đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp, người tham gia bán hàng đa cấp
III. QUY TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP BÁN HÀNG ĐA CẤP
3.1. Quy tắc ứng xử đối với người tiêu dùng
3.2. Quy tắc ứng xử giữa doanh nghiệp và người tham gia
3.3. Quy tắc ứng xử giữa các doanh nghiệp
IV. PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
4.1. Tổng quan pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
4.2. Các quyền của người tiêu dùng;
4.3. Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng (về cung cấp thông tin, chính sách bảo hành, thu hồi sản phẩm …)
4.4. Chế tài xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
V. PHÁP LUẬT VỀ QUẢNG CÁO
5.1. Tổng quan về quảng cáo
5.1.1. Các khái niệm cơ bản
5.1.2. Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh
5.2. Các vấn đề về quảng cáo cần lưu ý trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
5.2.1. Hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo
5.2.2. Điều kiện quảng cáo
5.2.3. Quyền, nghĩa vụ của các chủ thể liên quan trong hoạt động quảng cáo
5.2.4. Lưu ý đối với quảng cáo thực phẩm chức năng, mỹ phẩm.
Kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp (Hình từ Internet)
Tổ chức kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp theo quy trình nào?
Tại Điều 5 Thông tư 10/2018/TT-BCT, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 12/2023/TT-BCT (Có hiệu lực từ 21/07/2023) quy định như sau:
Quy trình tổ chức kiểm tra kiến thức pháp luật bán hàng đa cấp, kiến thức cho đầu mối tại địa phương
1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tổ chức hoặc ủy quyền bằng văn bản cho cơ sở đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp tổ chức đợt kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp, kiến thức cho đầu mối tại địa phương theo quy trình như sau:
a) Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ đăng ký kiểm tra, xác nhận kiến thức pháp luật bán hàng đa cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 28 Điều 1 Nghị định số 18/2023/NĐ-CP.
b) Lên kế hoạch về thời gian, địa điểm, phương thức kiểm tra.
c) Thông báo kế hoạch kiểm tra.
d) Tổ chức kiểm tra.
đ) Đánh giá kết quả kiểm tra.
e) Thông báo kết quả kiểm tra.
2. Việc kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp và kiểm tra kiến thức cho đầu mối tại địa phương có thể được tổ chức tại cùng một đợt hoặc tại các đợt khác nhau.
Theo đó, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tổ chức hoặc ủy quyền bằng văn bản cho cơ sở đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp tổ chức đợt kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp, kiến thức cho đầu mối tại địa phương theo quy trình như sau:
- Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ đăng ký kiểm tra, xác nhận kiến thức pháp luật bán hàng đa cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 28 Điều 1 Nghị định số 18/2023/NĐ-CP.
- Lên kế hoạch về thời gian, địa điểm, phương thức kiểm tra.
- Thông báo kế hoạch kiểm tra.
- Tổ chức kiểm tra.
- Đánh giá kết quả kiểm tra.
- Thông báo kết quả kiểm tra.
Trước đây, căn cứ Điều 5 Thông tư 10/2018/TT-BCT quy định như sau:
Quy trình tổ chức kiểm tra kiến thức pháp luật bán hàng đa cấp
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng tổ chức hoặc ủy quyền bằng văn bản cho cơ sở đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp tổ chức đợt kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp theo quy trình như sau:
1. Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ đăng ký kiểm tra, xác nhận kiến thức pháp luật bán hàng đa cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
2. Lên kế hoạch về thời gian, địa điểm, phương thức kiểm tra.
3. Thông báo kế hoạch kiểm tra.
4. Tổ chức kiểm tra.
5. Đánh giá kết quả kiểm tra.
6. Thông báo kết quả kiểm tra.
Hình thức kiểm tra và đánh giá kết quả kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp được pháp luật quy định như thế nào?
Tại Điều 6 Thông tư 10/2018/TT-BCT, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 12/2023/TT-BCT (Có hiệu lực từ 21/07/2023) quy định như sau:
Hình thức kiểm tra và đánh giá kết quả kiểm tra
1. Bài kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp, kiến thức cho đầu mối tại địa phương được thực hiện dưới hình thức tự luận hoặc trắc nghiệm trong thời gian tối thiểu 60 phút.
2. Điểm kiểm tra được chấm theo thang điểm 100, yêu cầu cụ thể như sau:
a) Đối với bài kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp, bài kiểm tra dưới 80 điểm đối với hình thức trắc nghiệm hoặc dưới 65 điểm đối với hình thức tự luận là không đạt yêu cầu.
b) Đối với bài kiểm tra kiến thức cho đầu mối tại địa phương, bài kiểm tra dưới 70 điểm đối với hình thức trắc nghiệm hoặc dưới 50 điểm đối với hình thức tự luận là không đạt yêu cầu.
Như vậy, bài kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp, kiến thức cho đầu mối tại địa phương được thực hiện dưới hình thức tự luận hoặc trắc nghiệm trong thời gian tối thiểu 60 phút.
- Điểm kiểm tra được chấm theo thang điểm 100, yêu cầu cụ thể như sau:
+ Đối với bài kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp, bài kiểm tra dưới 80 điểm đối với hình thức trắc nghiệm hoặc dưới 65 điểm đối với hình thức tự luận là không đạt yêu cầu.
+ Đối với bài kiểm tra kiến thức cho đầu mối tại địa phương, bài kiểm tra dưới 70 điểm đối với hình thức trắc nghiệm hoặc dưới 50 điểm đối với hình thức tự luận là không đạt yêu cầu.
Trước đây, căn cứ Điều 6 Thông tư 10/2018/TT-BCT quy định như sau:
Hình thức kiểm tra và đánh giá kết quả kiểm tra
1. Bài kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp được thực hiện dưới hình thức tự luận hoặc trắc nghiệm trong thời gian tối thiểu 60 phút.
2. Điểm kiểm tra được chấm theo thang điểm 100, bài thi dưới 90 điểm đối với hình thức thi trắc nghiệm và dưới 75 điểm đối với hình thức thi tự luận là không đạt yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?