Khu dự trữ sinh quyển là gì theo quy định? Khu dự trữ sinh quyển có được xem là di sản thiên nhiên không?
Khu dự trữ sinh quyển là gì ?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 19 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì khu dự trữ sinh quyển là khu vực có giá trị điển hình về quá trình tiến hóa sinh thái, sinh học hoặc nơi cư trú tự nhiên của loài nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu hoặc chứa đựng các hệ sinh thái đặc thù, đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên hoặc có giá trị đa dạng sinh học đặc biệt khác cần bảo tồn.
Có thể nhận biết khu dự trữ sinh quyển thông quan các đặc điểm sau:
(1) Khu vực tập hợp các hệ sinh thái có tính đại diện cho một vùng địa lý sinh vật;
(2) Có ranh giới rõ ràng để thực hiện phân vùng quản lý theo quy định tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP
(3) Bảo đảm triển khai các hoạt động, xây dựng, thí điểm mô hình kết hợp giữa bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng dịch vụ hệ sinh thái, phát triển kinh tế xã hội bền vững, hỗ trợ thúc đẩy nghiên cứu khoa học - công nghệ, tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
Khu dự trữ sinh quyển là gì? Khu dự trữ sinh quyển có phải là di sản thiên nhiên không? (Hình từ Internet)
Khu dự trữ sinh quyển có phải là di sản thiên nhiên không?
Theo quy định tại Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về di sản thiên nhiên như sau:
Di sản thiên nhiên
1. Di sản thiên nhiên bao gồm:
a) Vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan được xác lập theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và thủy sản; danh lam thắng cảnh được công nhận là di sản văn hóa được xác lập theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
b) Di sản thiên nhiên được tổ chức quốc tế công nhận;
c) Di sản thiên nhiên khác được xác lập, công nhận theo quy định của Luật này.
2. Việc xác lập, công nhận di sản thiên nhiên thuộc điểm c khoản 1 Điều này căn cứ vào một trong các tiêu chí sau đây:
a) Có vẻ đẹp nổi bật, độc đáo hoặc hiếm gặp của thiên nhiên;
b) Có giá trị điển hình về quá trình tiến hóa sinh thái, sinh học hoặc nơi cư trú tự nhiên của loài nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu hoặc chứa đựng các hệ sinh thái đặc thù, đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên hoặc có giá trị đa dạng sinh học đặc biệt khác cần bảo tồn;
c) Có đặc điểm nổi bật, độc đáo về địa chất, địa mạo hoặc chứa đựng dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của Trái Đất;
d) Có tầm quan trọng đặc biệt trong việc điều hòa khí hậu, bảo vệ nguồn nước, giữ cân bằng sinh thái, cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên.
3. Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xác lập, công nhận di sản thiên nhiên quy định tại điểm c khoản 1 Điều này; trình tự, thủ tục và thẩm quyền đề cử công nhận di sản thiên nhiên quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Dựa theo quy định vừa nêu và định nghĩa về khu dự trữ sinh quyển đã nêu trước đó thì có thể thấy khu dữ trữ sinh quyển đã đáp ứng được một trong số các tiêu chí công nhận di sản thiên nhiên.
Như vậy, khu dự trữ sinh quyền thuộc nhóm di sản thiên nhiên khác được xác lập, công nhận theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Điều tra, đánh giá khu dự trữ sinh quyển được diễn ra như thế nào?
Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì việc đều tra, đánh giá khu dự trữ sinh quyển được diễn ra định kỳ 05 năm một lần, cụ thể gồm các nội dung sau:
(1) Diễn biến môi trường và các giá trị thiên nhiên cần bảo vệ, bảo tồn theo tiêu chí xác lập, công nhận khu dự trữ sinh quyển;
(2) Hoạt động phát triển kinh tế - xã hội có tác động xấu đến môi trường khu dự trữ sinh quyển;
(3) Hoạt động khai thác, sử dụng các giá trị tài nguyên, dịch vụ hệ sinh thái của khu dự trữ sinh quyển;
(4) Hoạt động phục hồi hệ sinh thái tự nhiên, bảo vệ, bảo tồn các giá trị của thiên nhiên và đa dạng sinh học của khu dự trữ sinh quyển;
(5) Thực hiện các giải pháp về bảo vệ môi trường khu dự trữ sinh quyển theo quy định của pháp luật;
(6) Nội dung khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Ban quản lý hoặc tổ chức được giao quản lý di sản thiên nhiên thực hiện điều tra, đánh giá định kỳ di sản thiên nhiên theo các nội dung nêu trên.
Sau khi hoàn thành việc điều tra, đánh giá thì Ban quản lý hoặc tổ chức được giao quản lý sẽ gửi báo cáo đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có di sản thiên nhiên và cập nhật kết quả điều tra, đánh giá vào cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?