Khu di tích lịch sử Đền Hùng có phải trình kế hoạch tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương cho UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt không?

Tôi có câu hỏi muốn được giải đáp thắc mắc như sau Khu di tích lịch sử Đền Hùng có phải trình kế hoạch tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương cho UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt không? Câu hỏi của anh Q.L.A đến từ Phú Thọ.

Khu di tích lịch sử Đền Hùng có phải trình kế hoạch tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương cho UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Quy định một số điểm về quản lý hoạt động tại di tích lịch sử Đền Hùng được ban hành kèm theo Quyết định 547/2007/QĐ-UBND thì:

Hàng năm, Khu di tích lịch sử Đền Hùng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Kế hoạch tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương trình UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt.

Lưu ý: Việc tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương - lễ hội Đền Hùng phải đảm bảo yêu cầu giáo dục truyền thống, hướng về cội nguồn, văn minh, an toàn, tiết kiệm theo quy chế tổ chức lễ hội và các quy định hiện hành.

Khuyến khích tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống, các trò chơi dân gian, hoạt động thể thao dân tộc; tổ chức biểu diễn nghệ thuật, chiếu phim, triển lãm và các hoạt động dịch vụ, du lịch phục vụ đồng bào về dự lễ hội Đền Hùng.

Khu di tích lịch sử Đền Hùng có phải trình kế hoạch tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương cho UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt không?

Khu di tích lịch sử Đền Hùng có phải trình kế hoạch tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương cho UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt không? (Hình từ Internet)

Khu di tích lịch sử Đền Hùng chi hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm bằng nguồn thu nào?

Căn cứ tại Điều 2 Quyết định 26/2021/QĐ-UBND về cơ chế quản lý tài chính tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng do tỉnh Phú Thọ ban hành:

Cơ chế quản lý tài chính
1. Các nhiệm vụ được NSNN đảm bảo NSNN đảm bảo nguồn kinh phí cho Khu di tích lịch sử Đền Hùng và các đơn vị trực thuộc để thực hiện các nhiệm vụ hoạt động thường xuyên bao gồm:
- Kinh phí theo định mức biên chế được giao theo quy định.
- Nguồn NSNN cấp cho các nhiệm vụ không thường xuyên theo quy định hiện hành khác (nếu có).
2. Phạm vi và tỷ lệ nguồn thu được sử dụng đảm bảo hoạt động sự nghiệp của đơn vị
a) Thu hoạt động sự nghiệp từ nguồn thu công đức bằng tiền (không bao gồm các khoản thu dịch vụ) giao Khu di tích lịch sử Đền hùng quản lý (tổ chức thực hiện thu) gồm: số thu từ ghi phiếu công đức, tiền hòm công đức, tiền đặt lễ tại tất cả các Đền trong khu di tích: được để lại đơn vị 35%/ tổng số thu và nộp 65%/tổng số thu còn lại vào NS tỉnh;
...
3. Các nguồn tài chính đơn vị được sử dụng
...
b) Nguồn thu 65% nộp NSNN được sử dụng:
+ Kinh phí duy tu, bảo dưỡng 20km đường thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng quản lý (theo định mức HĐND tỉnh quy định);
+ Kinh phí chăm sóc cây, hoa cảnh và vệ sinh môi trường; duy trì, vận hành hệ thống trạm biến áp, trạm bơm nước phòng chống cháy rừng; hệ thống nước sạch (bằng mức HĐND tỉnh quyết định năm 2021).
+ Chi hoạt động Giỗ Tổ hàng năm, chi đầu tư mua sắm, cải tạo, sửa chữa lớn các hạng mục trong khu di tích, chi nghiên cứu khoa học về Đền Hùng, thời đại Hùng Vương và các nhiệm vụ khác phát sinh (nếu có) theo quyết định phê duyệt của UBND tỉnh.
+ Bổ sung kinh phí chi hoạt động thường xuyên cho Khu Di tích và các đơn vị trực thuộc trong trường hợp nguồn thu công đức giảm, tỷ lệ (35%) nguồn để lại cùng với các nhiệm vụ ngân sách cấp theo quy định không đảm bảo mặt bằng chi tối thiểu được giao thực hiện các nhiệm vụ, định mức, chế độ chính sách của cấp có thẩm quyền ban hành đến thời điểm 31/10/2021: 22.271 triệu đồng.

Như vậy, Khu di tích lịch sử Đền Hùng có trách nhiệm nộp 65% nguồn thu công đức bằng tiền (không bao gồm các khoản thu dịch vụ) vào ngân sách tỉnh Phú Thọ.

Và nguồn thu 65% do Khu di tích lịch sử Đền Hùng nộp NSNN được sử dụng vào chi hoạt động Giỗ Tổ hàng năm theo quyết định phê duyệt của UBND tỉnh Phú Thọ.

Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng trong chương trình giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức khi nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Quy định một số điểm về quản lý hoạt động tại di tích lịch sử Đền Hùng được ban hành kèm theo Quyết định 547/2007/QĐ-UBND thì:

Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức hàng năm.

Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng trong chương trình giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch.

Trong đó, mục đích của việc tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng là:

Thông qua nghi lễ nhằm khẳng định ý nghĩa to lớn của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương nhằm tôn vinh văn hóa dân tộc, giáo dục truyền thống yêu nước. Ngày Quốc lễ là dịp nhân dân ta tỏ lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước; giáo dục đạo lý "uống nước nhớ nguồn", củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Ngoài ra,các hoạt động văn hóa trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương lành mạnh, phong phú, hấp dẫn, quy tụ được những sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống đặc sắc của các vùng văn hóa tiêu biểu, kết hợp được những nội dung truyền thống với văn hóa văn minh hiện đại, đáp ứng yêu cầu giáo dục và yêu cầu thẩm mỹ của thời đại mới.

Di tích lịch sử Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Di tích lịch sử
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trách nhiệm của các cá nhân là chủ sở hữu di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là gì?
Pháp luật
Mức thu phí 2 di tích phố cổ Hà Nội và Bảo tàng Hà Nội từ 1/1/2025
Pháp luật
Trung ương Cục miền Nam được thành lập vào thời gian nào? Ai làm Bí thư đầu tiên Trung ương Cục miền Nam?
Pháp luật
Địa điểm khảo cổ có được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt? Điều kiện để xem xét xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt ra sao?
Pháp luật
Di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư có phải là di tích quốc gia đặc biệt hay không? Ai có thẩm quyền cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt?
Pháp luật
Di tích lịch sử và văn hóa 'Kim Liên' là gì? Ai có thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích lịch sử và văn hóa quốc gia đặc biệt?
Pháp luật
Nhà mồ Ba Chúc có phải di tích lịch sử quốc gia không? Ai có thẩm quyền ra quyết định xếp hạng di tích quốc gia?
Pháp luật
Địa điểm khảo cổ có được xem là di tích lịch sử văn hóa hay không? Di tích lịch sử văn hóa được xếp loại là di tích quốc gia khi đáp ứng điều kiện gì?
Pháp luật
Những nơi gắn với các sự kiện lịch sử của đất nước thì đều được xem là di tích lịch sử - văn hóa phải không?
Pháp luật
Di tích lịch sử được định nghĩa như thế nào? Tiêu chí và cách xếp hạng di tích lịch sử hiện nay ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Di tích lịch sử
595 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Di tích lịch sử

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Di tích lịch sử

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào