Khu đất xây dựng trường mầm non phải đáp ứng các yêu cầu gì về địa điểm và diện tích? Trường mầm non phải đảm bảo thiết kế về cầu thang và hành lang ra sao?
Khu đất xây dựng trường mầm non phải đáp ứng các yêu cầu gì về địa điểm và diện tích?
Khu đất xây dựng trường mầm non phải đáp ứng các yêu cầu gì về địa điểm và diện tích? (Hình từ Internet)
Yêu cầu về khu đất xây dựng căn cứ theo Mục 4.1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3907:2011 về Trường mầm non- Yêu cầu thiết kế như sau:
- Khu đất xây dựng trường mầm non phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và quy hoạch mạng lưới trường trên địa bàn
+ Thuận tiện, an toàn về giao thông
+ Địa thế cao, bằng phẳng, thoát nước tốt
+ Đảm bảo các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường
+ Không gần các nguồn gây ồn thường xuyên và nguồn chất thải độc hại
+ Đảm bảo có nguồn cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc từ mạng lưới cung cấp chung.
- Trường mầm non phải thuận lợi cho trẻ em đến trường/lớp. Bán kính phục vụ cần đảm bảo các quy định sau:
+ Đối với khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp, khu tái định cư, khu vực ngoại thành, nông thôn: không lớn hơn 1,0 km;
+ Đối với miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa: không lớn hơn 2,0 km.
- Diện tích khu đất xây dựng trường mầm non gồm: diện tích xây dựng; diện tích sân chơi; diện tích cây xanh, đường đi.
- Diện tích sử dụng đất bình quân tối thiểu 12 m2/trẻ đối với khu vực nông thôn và miền núi; 8m2 /trẻ đối với khu vực thành phố và thị xã.
- Khu đất xây dựng trường mầm non phải có tường bao hoặc hàng rào ngăn cách với bên ngoài, đảm bảo mỹ quan, phù hợp với cảnh quan xung quanh.
Trường mầm non quy định thiết kế về cầu thang và hành lang như thế nào?
Theo Mục 5.1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3907:2011 về Trường mầm non- Yêu cầu thiết kế có quy định như sau:
"5. Nội dung công trình và yêu cầu giải pháp thiết kế kiến trúc
5.1. Yêu cầu chung
5.1.1. Bố trí các không gian chức năng trong công trình cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Độc lập giữa các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo với khối phòng phục vụ học tập;
- Đảm bảo an toàn và yêu cầu giáo dục với từng độ tuổi;
- Đảm bảo lối thoát hiểm khi có sự cố và hệ thống phòng cháy chữa cháy;
- Đảm bảo cho trẻ em khuyết tật tiếp cận sử dụng.
CHÚ THÍCH: Nguyên lý bố cục mặt bằng chung và sơ đồ dây chuyền hoạt động của trường mầm non tham khảo các hình vẽ trong phụ lục A của tiêu chuẩn này.
5.1.2. Chiều cao thông thuỷ của các phòng trong trường mầm non được quy định trong Bảng 1.
5.1.3. Hành lang trong trường mầm non có chiều rộng thông thủy không nhỏ hơn 2,10 m.
5.1.4. Thiết kế cầu thang trong trường mầm non cần đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Độ dốc từ 220 đến 240;
b) Chiều rộng của vế thang không nhỏ hơn 1,20 m;
c) Độ cao bậc thang không lớn hơn 120 mm;
d) Bố trí tay vịn cho trẻ cao từ 0,5 m đến 0,6 m (tính từ mặt bậc thang đến tay vịn);
e) Lan can cầu thang không được thấp hơn 900 mm. Lan can phải có chấn song chắc chắn. Sử dụng các thanh đứng với khoảng cách giữa hai thanh không lớn hơn 0,10 m. Không được phép làm các thanh phân chia ngang.
CHÚ THÍCH: Cầu thang bộ có bậc hở thì khe hở không được cao quá 100 mm.
5.1.5. Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, khối phục vụ học tập, và khu sân chơi phải đảm bảo cho trẻ khuyết tật ở độ tuổi mẫu giáo tiếp cận sử dụng. Nếu có sự thay đổi độ cao phải thiết kế đường dốc, vệt dốc hoặc sử dụng các thiết bị nâng. Tiêu chuẩn thiết kế đường dốc phù hợp với quy định của TCVN2)- Công trình dân dụng - Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng.
CHÚ THÍCH: Độ dốc phù hợp với trẻ khuyết tật dùng xe lăn là 1/22 và độ dài đường dốc từ 3 m đến 5 m.
5.1.6. Giải pháp thiết kế kiến trúc và thiết kế nội thất trong trường mầm non cần đảm bảo an toàn, phù hợp hợp với yêu cầu giáo dục với từng độ tuổi, phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ và tuân theo các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan."
Như vậy, hành lang trong trường mầm non có chiều rộng thông thủy không nhỏ hơn 2,10 m.
Thiết kế cầu thang trong trường mầm non cần đảm bảo các yêu cầu sau: Độ dốc từ 220 đến 240; Chiều rộng của vế thang không nhỏ hơn 1,20 m; Độ cao bậc thang không lớn hơn 120 mm; Bố trí tay vịn cho trẻ cao từ 0,5 m đến 0,6 m (tính từ mặt bậc thang đến tay vịn); Lan can cầu thang không được thấp hơn 900 mm. Lan can phải có chấn song chắc chắn. Sử dụng các thanh đứng với khoảng cách giữa hai thanh không lớn hơn 0,10 m. Không được phép làm các thanh phân chia ngang.
Trong khối hành chính quản trị của trường mầm non gồm những phòng nào?
Căn cứ theo Mục 5.5.1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3907:2011 về Trường mầm non- Yêu cầu thiết kế có quy định Khối phòng hành chính quản trị như sau:
"5.5 Khối phòng hành chính quản trị
5.5.1. Các phòng trong khối hành chính quản trị gồm các phòng sau:
- Phòng hiệu trưởng;
- Phòng phó hiệu trưởng;
- Văn phòng;
- Phòng hành chính quản trị;
- Phòng Y tế;
- Phòng thường trực, bảo vệ;
- Phòng dành cho nhân viên;
- Khu vệ sinh cho giáo viên, cán bộ, nhân viên;
- Khu để xe cho giáo viên, cán bộ, nhân viên;
- Khu để xe cho khách và phụ huynh học sinh.
..."
Từ quy định trên trong khối hành chính quản trị gồm các phòng: Phòng hiệu trưởng, Văn phòng, phòng hành chính quản trị, Phòng Y tế, phòng thường trực, bảo vệ, phòng dành cho nhân viên, khu vệ sinh cho giáo viên, cán bộ, nhân viên, khu để xe cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và khu để xe cho khách và phụ huynh học sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?