Không xây dựng phương án quản lý rừng bền vững thì chủ rừng có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
- Không xây dựng phương án quản lý rừng bền vững thì chủ rừng có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
- Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền xử phạt chủ rừng không xây dựng phương án quản lý rừng bền vững không?
- Cơ quan nào có trách nhiệm hướng dẫn các chủ rừng xây dựng phương án quản lý rừng bền vững?
Không xây dựng phương án quản lý rừng bền vững thì chủ rừng có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ rừng không xây dựng phương án quản lý rừng bền vững được quy định tại khoản 1, điểm a khoản 3 Điều 10 Nghị định 35/2019/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về quản lý rừng bền vững
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững hoặc không thực hiện đúng phương án quản lý rừng bền vững đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đánh giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững không đúng quy định của pháp luật về tiêu chí quản lý rừng bền vững.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xây dựng phương án quản lý rừng bền vững trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc thu hồi chứng chỉ quản lý rừng bền vững đã cấp đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Áp dụng xử phạt vi phạm hành chính
1. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với cá nhân là 500.000.000 đồng; tổ chức vi phạm áp dụng phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền với cá nhân có cùng hành vi và mức độ vi phạm, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với tổ chức là 1.000.000.000 đồng.
...
Theo quy định trên, chủ rừng không xây dựng phương án quản lý rừng bền vững thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chủ rừng là cá nhân, và từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với chủ rừng là tổ chức.
Đồng thời chủ rừng còn bị buộc xây dựng phương án quản lý rừng bền vững trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Không xây dựng phương án quản lý rừng bền vững thì chủ rừng có bị xử phạt vi phạm hành chính không? (Hình từ Internet)
Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền xử phạt chủ rừng không xây dựng phương án quản lý rừng bền vững không?
Theo khoản 1 Điều 34 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt
1. Những người có thẩm quyền của Kiểm lâm, Ủy ban nhân dân các cấp, Thanh tra chuyên ngành, Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 26, Điều 27, Điều 28 và Điều 29 của Nghị định này thuộc phạm vi quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
...
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ được quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 35/2019/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm lâm
1. Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
...
Như vậy, Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân, và tối đa 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do chủ rừng không xây dựng phương án quản lý rừng bền vững thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 3.000.000 đồng đối với chủ rừng là cá nhân, và cao nhất là 6.000.000 đồng đối với chủ rừng là tổ chức nên Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ không có quyền xử phạt chủ rừng này.
Cơ quan nào có trách nhiệm hướng dẫn các chủ rừng xây dựng phương án quản lý rừng bền vững?
Trách nhiệm hướng dẫn các chủ rừng xây dựng phương án quản lý rừng bền vững được quy định tại khoản 3 Điều 18 Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT như sau:
Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp
...
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Hướng dẫn các chủ rừng xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững;
b) Phối hợp với các cơ quan liên quan, kiểm tra việc xây dựng, thực hiện phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng;
c) Hằng năm trước ngày 15 tháng 12, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tổng cục Lâm nghiệp) kết quả xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững trên địa bàn tỉnh.
...
Như vậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan có trách nhiệm hướng dẫn các chủ rừng xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?
- Mẫu Quyết định khen thưởng nhân viên xuất sắc dịp Tết cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng?
- Từ năm 2025, rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông, người lái xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?
- Mẫu Biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc tách công ty mới nhất? Tải về file word mẫu biên bản họp?
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?