Quy định đối với tổ chức quản lý rừng đặc dụng là gì? Phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng có nội dung thế nào?
- Quy định đối với tổ chức quản lý rừng đặc dụng là gì?
- Nội dung của phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng là gì?
- Quy định về xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững trong giai đoạn thực hiện phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng là gì?
- Các giải pháp thực hiện phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng là gì?
Quy định đối với tổ chức quản lý rừng đặc dụng là gì?
Tại Điều 26 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:
Tổ chức quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ
1. Tổ chức quản lý rừng đặc dụng được quy định như sau:
a) Thành lập ban quản lý rừng đặc dụng đối với vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan có diện tích tập trung từ 3.000 ha trở lên.
Trường hợp trên địa bàn cấp tỉnh có một hoặc nhiều khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan có diện tích mỗi khu dưới 3.000 ha thì thành lập một ban quản lý rừng đặc dụng trên địa bàn;
b) Tổ chức được giao khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, vườn thực vật quốc gia, rừng giống quốc gia tự tổ chức quản lý khu rừng.
2. Tổ chức quản lý rừng phòng hộ được quy định như sau:
a) Thành lập ban quản lý rừng phòng hộ đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới có diện tích tập trung từ 5.000 ha trở lên hoặc rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển có diện tích từ 3.000 ha trở lên;
b) Các khu rừng phòng hộ không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì giao cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, đơn vị vũ trang trên địa bàn để quản lý.
3. Việc tổ chức quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thực hiện theo Quy chế quản lý rừng.
Theo đó quy định đối với tổ chức quản lý rừng đặc dụng là:
- Thành lập ban quản lý rừng đặc dụng đối với vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan có diện tích tập trung từ 3.000 ha trở lên.
Trường hợp trên địa bàn cấp tỉnh có một hoặc nhiều khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan có diện tích mỗi khu dưới 3.000 ha thì thành lập một ban quản lý rừng đặc dụng trên địa bàn;
- Tổ chức được giao khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, vườn thực vật quốc gia, rừng giống quốc gia tự tổ chức quản lý khu rừng.
Phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng (Hình từ Internet)
Nội dung của phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 27 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về nội dung của phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng gồm có:
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; thực trạng hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan;
- Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững;
- Xác định diện tích rừng tại các phân khu chức năng bị suy thoái được phục hồi và bảo tồn;
- Xác định hoạt động quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển và sử dụng rừng;
- Giải pháp và tổ chức thực hiện.
Quy định về xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững trong giai đoạn thực hiện phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT quy định về xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững trong giai đoạn thực hiện phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng như sau:
- Về môi trường: xác định tổng diện tích rừng được bảo vệ, độ che phủ của rừng, diện tích rừng suy thoái cần được phục hồi; hệ sinh thái, đa dạng sinh học, các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu được bảo vệ; phát triển và bảo tồn các loài cây bản địa; giảm số vụ cháy rừng, vi phạm pháp luật về lâm nghiệp;
- Về xã hội: giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; ổn định sinh kế người dân sống trong vùng đệm; nâng cao nhận thức về quản lý rừng bền vững; từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng;
- Về kinh tế: xác định nguồn tài chính bền vững từ các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, thuê môi trường rừng, phí, lệ phí; sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, lâm sản ngoài gỗ, trữ lượng các-bon rừng.
Các giải pháp thực hiện phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
- Giải pháp về tổ chức, nguồn nhân lực;
- Giải pháp về phối hợp với các bên liên quan;
- Giải pháp về khoa học, công nghệ gắn với bảo tồn và phát triển;
- Giải pháp về nguồn vốn, huy động, thu hút các nguồn vốn đầu tư;
- Các giải pháp khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?