Không thực hiện trực ca đối với tàu thuyền hoạt động tại cảng biển bị xử lý như thế nào? Tàu thuyền không duy trì liên lạc với Cảng vụ hàng hải qua VHF bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Theo quy định trong thời gian tàu thuyền hoạt động tại cảng biển, thuyền trưởng phải bố trí thuyền viên trực ca, sẵn sàng xử lý các sự cố có thể xảy ra. Tuy nhiên nếu không thực hiện việc trực ca theo quy định thì sẽ bị xử lý như thế nào? Nếu tàu thuyền không duy trì liên lạc với Cảng vụ hàng hải qua VHF bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Khi tàu thuyền hoạt động tại cảng biển thì việc trực ca được quy định như thế nào?

Theo Điều 69 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định trực ca khi tàu thuyền hoạt động tại cảng biển như sau:

- Trong thời gian tàu thuyền hoạt động tại cảng biển, thuyền trưởng phải bố trí thuyền viên trực ca, cảnh giới chu đáo, sẵn sàng xử lý việc trôi neo, đứt neo, đứt dây buộc tàu, khi dây buộc tàu quá căng hay quá chùng hoặc các nguy cơ gây mất an toàn khác đối với tàu thuyền, hàng hóa và người trên tàu; phải luôn duy trì máy móc, trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa, phương tiện dự phòng ở trạng thái sẵn sàng hoạt động.

- Khi neo đậu trong vùng nước cảng biển, trên tàu luôn duy trì ít nhất 2/3 số lượng thuyền viên của tàu thuyền với các chức danh phù hợp, trong đó phải có thuyền trưởng hoặc đại phó và máy trưởng hoặc máy hai để điều động tàu thuyền hoặc xử lý trong các trường hợp khẩn cấp.

- Giám đốc Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm thông báo cụ thể cho thuyền trưởng biết kế hoạch tránh bão, khu tránh bão, các chỉ dẫn hàng hải cần thiết và biện pháp phòng ngừa trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý mà tàu thuyền đang hoạt động.

- Trường hợp có bão, tàu thuyền phải nhanh chóng di chuyển đến khu tránh bão theo lệnh của Giám đốc Cảng vụ hàng hải.

Trực ca tàu thuyền

Trực ca tàu thuyền tại cảng biển

Không thực hiện việc trực ca đối với tàu thuyền hoạt động tại cảng biển bị xử lý như thế nào?

Tại Điều 33 Nghị định 142/2017/NĐ-CP quy định như sau:

"4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Để các trang thiết bị, tài sản của tàu thuyền hoặc của thuyền viên trên mặt cầu cảng không đúng nơi quy định;

b) Tiến hành sửa chữa, thử máy, thử còi khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải;

c) Không trực kênh VHF hoặc sử dụng kênh VHF sai quy định;

d) Tiến hành hun chuột, khử trùng không đúng nơi quy định;

đ) Không có dụng cụ chắn chuột theo quy định hoặc sử dụng dụng cụ chắn chuột không đúng quy định;

e) Sử dụng xuồng, phao bè của tàu khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải;

g) Không thực hiện chế độ trực ca theo quy định;

h) Không bố trí hoặc bố trí sĩ quan an ninh tàu biển không đúng quy định;

i) Không duy trì cấp độ an ninh tàu theo quy định;

k) Không duy trì hoạt động 24/24 giờ của thiết bị an ninh tàu theo quy định; thông báo hoặc phát không đúng với tình trạng an ninh thực tế của tàu biển;

l) Không có kế hoạch an ninh tàu biển theo quy định đối với tàu biển chở khách, tàu biển chở hàng từ 500 GT trở lên và giàn di động mang cờ quốc tịch Việt Nam chạy tuyến quốc tế;

m) Để tàu thuyền rê neo, kéo neo ngầm dưới nước khi đang hoạt động trong luồng, kênh đào, vùng nước trước cầu cảng.

...

Theo đó, nếu không thực hiện chế độ trực ca sẽ bị xử phạt từ 4 triệu - 6 triệu đồng. Tuy nhiên, đây là mức phạt đối với cá nhân còn đối với tổ chức mức phạt sẽ nhân đôi (Điều 5 Nghị định 142/2017/NĐ-CP).

Tàu thuyền không duy trì liên lạc với Cảng vụ hàng hải qua VHF bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ Điều 33 Nghị định 142/2017/NĐ-CP quy định về an toàn, an ninh, trật tự, vệ sinh đối với các hoạt động liên quan đến tàu thuyền, trong đó:

"...

6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không thông báo cho Cảng vụ hàng hải về sự cố, tai nạn hàng hải do tàu mình gây ra hoặc vi phạm quy định khác về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải;

b) Không trang bị đủ trang thiết bị hàng hải trên tàu thuyền theo quy định hoặc có nhưng không hoạt động, không sử dụng được;

c) Không duy trì liên lạc với Cảng vụ hàng hải qua VHF trên kênh đã được thông báo hoặc các thiết bị thông tin liên lạc khác;

d) Không duy trì hoạt động của thiết bị nhận dạng tự động (AIS) theo quy định;

đ) Không duy trì hoạt động của thiết bị nhận dạng và truy theo tầm xa (LRIT) theo quy định;

e) Không duy trì hoạt động của phao vô tuyến định vị vị trí khẩn cấp (EPIRB), thiết bị phát đáp radar hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn (SART) theo quy định; phao EPIRB không hoạt động hoặc báo hiệu sai lệch dữ liệu, thông tin đã được đăng ký;

g) Thiếu hoặc không có trang thiết bị cứu sinh hoặc bố trí, lắp đặt trang thiết bị cứu sinh của tàu thuyền không đúng quy định hoặc trang thiết bị cứu sinh không ở trạng thái sẵn sàng hoạt động theo quy định;

h) Không tuân theo quy định khi tàu thuyền hành trình hoặc tránh, vượt nhau trên luồng quy định cấm tránh, vượt;

i) Điều động tàu thuyền chạy quá tốc độ cho phép tại khu vực có quy định giới hạn tốc độ;

k) Điều động tàu thuyền chạy thử mà chưa được phép của cảng vụ hàng hải;

l) Khai không đúng nội dung yêu cầu ghi tại giấy đăng ký của tàu thuyền.

..."

Theo đó, tàu thuyền không duy trì liên lạc với Cảng vụ hàng hải qua VHF trên kênh đã được thông báo hoặc các thiết bị thông tin liên lạc khác sẽ bị xử phạt từ 10 triệu-15 triệu đồng. Lưu ý: Đây là mức phạt đối với cá nhân còn đối với tổ chức mức phạt sẽ nhân đôi (Điều 5 Nghị định 142/2017/NĐ-CP).

Cảng vụ hàng hải
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cảng vụ hàng hải thực hiện thông báo hàng hải nào? Nội dung của thông báo hàng hải được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thuyền viên Cảng vụ hàng hải khi chuyển công tác có phải nộp lại toàn bộ phù hiệu đã được cấp không?
Pháp luật
Cảng vụ hàng hải trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong trong công tác quản lý hoạt động hàng hải?
Pháp luật
Không cung cấp cho Cảng vụ hàng hải số liệu độ sâu vùng nước trước cầu cảng định kỳ theo quy định thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Cảng vụ hàng hải trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì về vận tải biển và dịch vụ hàng hải?
Pháp luật
Thủ tục thẩm định, phê duyệt đánh giá an ninh cảng biển được thực hiện như thế nào? Quy định của Bộ luật ISPS về đánh giá an ninh cảng biển ra sao?
Pháp luật
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát biển, Bộ đội biên phòng, Cảng vụ Hàng hải trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người sử dụng tàu thuyền du lịch hoạt động trong vùng nước cảng biển khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải thì bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Người tổ chức bơi lội trong vùng nước cảng khi chưa được chấp thuận của Cảng vụ hàng hải thì bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Điều động tàu thuyền chạy thử mà chưa được phép của Cảng vụ hàng hải thì thuyền trưởng bị xử phạt thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cảng vụ hàng hải
1,542 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cảng vụ hàng hải
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào