Không thực hiện tinh giản biên chế đối với công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp tổ chức bộ máy trong trường hợp nào?

Không thực hiện tinh giản biên chế đối với công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp tổ chức bộ máy trong trường hợp nào? Kinh phí để thực hiện tinh giản biên chế lấy từ đâu? Công chức, viên chức đang nuôi con nhỏ có bị tinh giản biên chế hay không?

Không thực hiện tinh giản biên chế đối với công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp tổ chức bộ máy trong trường hợp nào?

Căn cứ mục 2 Công văn 2992/BNV-TCBC năm 2024 về thực hiện chính sách tinh giản biên chế có quy định như sau:

2. Trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ đề nghị lưu ý các trường hợp sau:
a) Không thực hiện tinh giản biên chế đối với các trường hợp sau: (1) chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ mà vẫn bố trí vào làm công chức, viên chức hoặc cán bộ cấp xã; (2) công chức, viên chức có 02 năm liên tiếp bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ nhưng vẫn đề nghị giải quyết tinh giản biên chế; (3) chưa đủ thời gian công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để tinh giản biên chế ở tuổi nghỉ hưu thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường; (4) công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng không làm rõ được việc sắp xếp tổ chức, bộ máy của cơ quan, tổ chức, đơn vị; (5) người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ (trừ người làm việc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính được áp dụng chế độ, chính sách như công chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn thực hiện các công việc chuyên môn, nghiệp vụ thuộc danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp dùng chung trong các đơn vị sự nghiệp công lập),...
...

Như vậy, trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ đề nghị lưu ý không thực hiện tinh giản biên chế đối với các trường hợp công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng không làm rõ được việc sắp xếp tổ chức, bộ máy của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Không thực hiện tinh giản biên chế đối với công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp tổ chức bộ máy trong trường hợp nào?

Không thực hiện tinh giản biên chế đối với công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp tổ chức bộ máy trong trường hợp nào? (hình từ internet)

Công chức, viên chức đang nuôi con nhỏ có bị tinh giản biên chế hay không?

Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định về đối tượng chưa thực hiện tinh giản biên chế như sau:

Đối tượng chưa thực hiện tinh giản biên chế
1. Những người đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế.
2. Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị thanh tra, kiểm tra do có dấu hiệu vi phạm.

Như vậy, nếu công chức, viên chức có đủ điều kiện bị tinh giản biên chế nhưng đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng thì chưa thực hiện tinh giản biên chế tại thời điểm đó.

Tuy nhiên, nếu công chức, viên chức đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi mà tự nguyện tinh giản biên chế thì sẽ thực hiện chính sách tinh giản biên chế.

Kinh phí để thực hiện tinh giản biên chế lấy từ đâu?

Căn cứ Điều 11 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định về nguồn kinh phí như sau:

Nguồn kinh phí thực hiện tinh giản biên chế
1. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 2 Nghị định này do ngân sách nhà nước cấp.
Riêng đối với đối tượng là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên theo quy định của Chính phủ thì kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế được lấy từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị.
Riêng người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chế độ, chính sách như công chức theo quy định của Chính phủ thì kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế được lấy từ kinh phí thường xuyên của cơ quan, tổ chức.
2. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này được lấy từ kinh phí thường xuyên hoặc từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị.
3. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này được lấy từ kinh phí thường xuyên của Hội bao gồm nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên, nguồn từ hội phí và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
4. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 18 Nghị định này được lấy từ nguồn thực hiện chính sách đối với lao động dôi dư của doanh nghiệp đó khi chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
5. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định khoản 4 Điều 18 Nghị định này được lấy từ kinh phí thường xuyên của Quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách.

Như vậy, tùy vào từng đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế mà kinh phí thực hiện sẽ được lấy từ các nguồn khác nhau. Cơ bản gồm có các nguồn sau đây:

- Ngân sách nhà nước cấp; nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị; kinh phí thường xuyên của cơ quan, tổ chức.

- Kinh phí thường xuyên hoặc từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị;

- Kinh phí thường xuyên của Hội bao gồm nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên, nguồn từ hội phí và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

- Nguồn thực hiện chính sách đối với lao động dôi dư của doanh nghiệp đó khi chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

- Kinh phí thường xuyên của Quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách.

Tinh giản biên chế Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Tinh giản biên chế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Cán bộ, công chức chưa đạt chuẩn chuyên môn nghiệp vụ có đương nhiên bị tinh giản biên chế không?
Pháp luật
Tinh giản biên chế: Giảm ít nhất 5% số lượng biên chế mỗi năm sau sáp nhập theo Hướng dẫn 01 đúng không?
Pháp luật
Mức trợ cấp Trưởng thôn khi tinh giản biên chế? Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã khi chuẩn bị bầu trưởng thôn ra sao?
Pháp luật
Giảm biên chế 25% CBCCVC khi tinh gọn bộ máy theo Hướng dẫn 01? Đánh giá CBCCVC để tinh giản biên chế phải đáp ứng yêu cầu gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ công chức cấp xã mới nhất 2025? Chi tiết tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn cụ thể ra sao?
Pháp luật
Tinh giản biên chế tại khu vực Hà Nội ưu tiên xem xét giải quyết cho cán bộ, công chức, viên chức có nguyện vọng tự nguyện nghỉ việc theo thứ tự nào?
Pháp luật
Biên chế cán bộ công chức cấp xã có 1 năm hoàn thành, 1 năm không hoàn thành nhiệm vụ liên tiếp có thuộc diện tinh giản biên chế không?
Pháp luật
Chính thức sử dụng kết quả công việc 03 năm gần nhất của cán bộ công chức để đánh giá thực hiện tinh giản biên chế đúng không?
Pháp luật
Tinh giản biên chế: Có bắt buộc phải cử 5% cán bộ, công chức của cơ quan đi công tác ở cơ sở không?
Pháp luật
Tinh giản biên chế: Tất cả CBCC có năng lực nổi trội, thành tích đặc biệt xuất sắc đều được nâng lương vượt một bậc?
Pháp luật
03 tiêu chí đánh giá biên chế cán bộ công chức cấp xã để thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế theo Nghị định 67 sửa đổi Nghị định 178?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tinh giản biên chế
Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
539 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào