Không thực hiện báo cáo sau khi hoàn thành khóa đào tạo kiểm toán thì công chức có bị xử lý kỷ luật hay không?
- Công chức hoàn thành khóa đào tạo kiểm toán ở người ngoài về cần phải báo cáo cho thủ trưởng đơn vị quản lý hay Kiểm toán nhà nước?
- Không thực hiện báo cáo sau khi hoàn thành khóa đào tạo kiểm toán thì công chức có bị xử lý kỷ luật hay không?
- Không thực hiện báo cáo sau khi hoàn thành khóa đào tạo kiểm toán thì công chức sẽ bị xử lý kỷ luật theo hình thức nào?
Công chức hoàn thành khóa đào tạo kiểm toán ở người ngoài về cần phải báo cáo cho thủ trưởng đơn vị quản lý hay Kiểm toán nhà nước?
Căn cứ Điều 35 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 quy định về việc báo cáo sau khi hoàn thành khóa đào tạo kiểm toán như sau:
Quản lý công chức, viên chức trong thời gian cử đi đào tạo, bồi dưỡng
1. Quy định chung
a) Công chức, viên chức phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về hành vi của mình trong thời gian đi học; thường xuyên giữ mối liên hệ với cơ quan, đơn vị và phải cung cấp cho cơ quan, đơn vị địa chỉ liên lạc của mình và cơ sở đào tạo; định kỳ trước ngày 31/12 hằng năm (hoặc sau khi kết thúc một kỳ học, khóa học) phải báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ) và Thủ trưởng đơn vị về tiến độ, kết quả học tập và việc chấp hành các quy định của cơ sở đào tạo.
b) Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm quản lý, theo dõi công chức, viên chức trong thời gian tham gia đào tạo, bồi dưỡng; báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ) về tình hình học tập và việc chấp hành nội quy, quy chế học tập của công chức, viên chức.
c) Khi hoàn thành các khóa đào tạo, bồi dưỡng, công chức, viên chức phải nộp văn bằng, chứng chỉ (bản sao công chứng) về Vụ Tổ chức cán bộ và Thủ trưởng đơn vị để lưu hồ sơ công chức, viên chức, làm các thủ tục tiếp nhận và bố trí công tác khi trở về.
...
Như vậy, sau khi hoàn thành khóa đào tạo kiểm toán ở người ngoài về công chức cần phải báo cáo cho Tổng Kiểm toán nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ) và cả Thủ trưởng đơn vị về kết quả học tập và việc chấp hành các quy định của cơ sở đào tạo.
Không thực hiện báo cáo sau khi hoàn thành khóa đào tạo kiểm toán thì công chức có bị xử lý kỷ luật hay không?
Căn cứ Điều 42 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 quy định về việc xử phạt vi phạm đối với người được cử đi học như sau:
Xử lý vi phạm đối với việc chọn, cử đối tượng đi học
1. Thủ trưởng các đơn vị có công chức, viên chức được cử đi học nếu vi phạm trong việc chọn, cử đối tượng đi học, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định.
2. Công chức, viên chức được cử đi học nếu không hoàn thành nhiệm vụ học tập hoặc vi phạm quy chế, nội quy đào tạo, bồi dưỡng và các quy định có liên quan, căn cứ mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định.
3. Công chức, viên chức đang trong thời gian được cử đi đào tạo, bồi dưỡng mà tự ý bỏ học, thôi việc hoặc đã học xong nhưng thời gian trở về làm việc tại Kiểm toán nhà nước chưa đủ thời gian tối thiểu quy định tại Khoản 5, Điều 26 của Quy chế này thì phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.
4. Đối với công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài nếu vi phạm pháp luật của nước sở tại hoặc về nước không đúng thời hạn (trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép) và không chấp hành chế độ báo cáo theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 35 của Quy chế này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định.
Theo đó, nếu công chức không thực hiện báo cáo sau khi hoàn thành khóa đào tạo kiểm toán thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định.
Không thực hiện báo cáo sau khi hoàn thành khóa đào tạo kiểm toán thì công chức có bị xử lý kỷ luật hay không? (Hình từ Internet)
Không thực hiện báo cáo sau khi hoàn thành khóa đào tạo kiểm toán thì công chức sẽ bị xử lý kỷ luật theo hình thức nào?
Căn cứ Điều 79 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức sửa đổi 2019) quy định về hình thức xử lý kỷ luật như sau:
Các hình thức kỷ luật đối với công chức
1. Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Giáng chức;
đ) Cách chức;
e) Buộc thôi việc.
2. Hình thức giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; hình thức hạ bậc lương chỉ áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
3. Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị kết án về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, nếu không thực hiện báo cáo sau khi hoàn thành khóa đào tạo kiểm toán thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, công chức sẽ bị xử lý kỷ luật theo các hình thức sau:
(1) Khiển trách;
(2) Cảnh cáo;
(3) Hạ bậc lương;
(4) Giáng chức;
(5) Cách chức;
(6) Buộc thôi việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?