Không sản xuất thực phẩm nhưng kinh doanh nhiều loại thực phẩm thuộc nhiều bộ quản lý thì ai cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?
- Không sản xuất thực phẩm nhưng kinh doanh nhiều loại thực phẩm thuộc nhiều bộ quản lý thì ai cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp do ngành Công Thương quản lý như thế nào?
- Thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp do ngành Công Thương quản lý như thế nào?
Không sản xuất thực phẩm nhưng kinh doanh nhiều loại thực phẩm thuộc nhiều bộ quản lý thì ai cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?
Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở không thực hiện công đoạn sản xuất nhưng kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên được quy định tại khoản 9 Điều 36 Nghị định 15/2018/NĐ-CP như sau:
"Điều 36. Nguyên tắc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
...
9. Đối với cơ sở không thực hiện công đoạn sản xuất nhưng kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên do ngành Công Thương quản lý, trừ trường hợp là chợ đầu mối, đấu giá nông sản."
Như vậy, theo quy định trên, việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (nếu thuộc trường hợp phải cấp theo quy định tại Điều 11 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP) cho đối tượng nêu trên sẽ do đơn vị quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc ngành Công Thương tổ chức, thẩm định, cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Không sản xuất thực phẩm nhưng kinh doanh nhiều loại thực phẩm thuộc nhiều bộ quản lý thì ai cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm? (Hình từ internet)
Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp do ngành Công Thương quản lý như thế nào?
Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở an đủ điều kiện an toàn thực phẩm thực hiện theo quy định chung tại khoản 1 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010 gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh hoặc danh sách các cán bộ của cơ sở trực tiếp sản xuất, kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền được Bộ Công Thương chỉ định cấp theo quy định và có thời hạn trong vòng 01 năm kể từ ngày cấp (điểm 11 Công văn 5845/BCT-KHCN năm 2013).
Thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp do ngành Công Thương quản lý như thế nào?
Thủ tục trọng trường hợp này sẽ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010 như sau:
"Điều 36. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
...
2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 của Luật này;
b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do."
Ngoài ra Bộ Công thương có nội dung hướng dẫn tại điểm 1, điểm 2 và điểm 4 Công văn 5845/BCT-KHCN năm 2013 như sau:
"Trả lời công văn của Sở Công Thương các tỉnh/thành phố về việc hướng dẫn triển khai thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm được phân công tại Luật An toàn thực phẩm, Bộ Công Thương có ý kiến sau:
1. Về thời hạn cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ:
- Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trước đây đã được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP có thời hạn và còn hiệu lực sẽ được tiếp tục thực hiện cho đến hết thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận;
- Những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trước đây đã được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP không quy định cụ thể thời hạn thì sẽ được thực hiện trong thời hạn 3 năm kể từ ngày ký;
- Những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trước đây đã được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP không quy định cụ thể thời hạn mà đã quá 3 năm kể từ ngày ký thì chỉ có giá trị đến ngày 30 tháng 6 năm 2013;
Trước thời hạn hết hiệu lực 6 tháng, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải đăng ký thủ tục đề nghị được cấp mới theo quy định tại Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 05 tháng 10 năm 2012.
2. Trường hợp cơ quan chức năng đã có văn bản thông báo và yêu cầu bổ sung hồ sơ tới cơ sở xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với hồ sơ không hợp lệ nhưng không có phản hồi hay bổ sung theo yêu cầu thì thời gian lưu hồ sơ sẽ thực hiện theo quy định về quy trình xử lý văn bản hành chính của cơ quan chức năng.
...
4. Về thành phần Đoàn thẩm định cơ sở đủ điều kiện ATTP:
Thành phần Đoàn gồm cán bộ cơ quan chức năng (Bộ Công Thương, Sở Công Thương), đội ngũ cán bộ công tác tại ngành Y tế, trường Đại học, cao đẳng, Viện Nghiên cứu có chuyên môn liên quan đến ATTP."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?