Không lưu trữ mẫu khảo sát xây dựng thì tổ chức sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Không lưu trữ mẫu khảo sát xây dựng thì tổ chức sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức không lưu trữ mẫu khảo sát xây dựng là bao lâu?
- Thanh tra viên xây dựng được quyền lập biên bản đối với tổ chức không lưu trữ mẫu khảo sát xây dựng không?
Không lưu trữ mẫu khảo sát xây dựng thì tổ chức sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức không lưu trữ mẫu khảo sát xây dựng được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 27 Nghị định 16/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về khảo sát xây dựng
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nhân lực, thiết bị, phòng thí nghiệm không phù hợp với phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng được duyệt;
b) Phiếu kết quả thí nghiệm không đáp ứng các nội dung theo quy định;
c) Không lưu trữ mẫu khảo sát hoặc tài liệu khảo sát theo quy định.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập nhiệm vụ khảo sát hoặc không lập phương án kỹ thuật khảo sát;
b) Lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng không phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng hoặc không phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng;
c) Lập nhiệm vụ khảo sát hoặc phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng không phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng hoặc loại hình khảo sát;
d) Thực hiện khảo sát khi chưa có nhiệm vụ khảo sát hoặc phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng được phê duyệt;
đ) Thực hiện khảo sát không theo nhiệm vụ khảo sát hoặc phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng được phê duyệt hoặc vi phạm trình tự khảo sát theo quy định;
e) Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định;
g) Không sử dụng bản đồ địa hình hoặc sử dụng bản đồ địa hình không phù hợp với từng loại đồ án quy hoạch xây dựng;
h) Không thực hiện khảo sát đo đạc bổ sung trong trường hợp bản đồ khảo sát địa hình chưa phù hợp với hiện trạng, không được lập bởi cơ quan có tư cách pháp nhân tại thời điểm lập quy hoạch xây dựng hoặc chỉ có bản đồ địa chính.
...
Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền tối đa, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt
...
3. Trong Nghị định này, mức phạt tiền tối đa được quy định như sau:
a) Trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản là 1.000.000.000 đồng;
b) Trong hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý, phát triển nhà là 300.000.000 đồng;
c) Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 24; điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 59, điểm a khoản 3 Điều 64, Điều 65, khoản 1 (trừ điểm e) Điều 70 Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Theo quy định trên, tổ chức không lưu trữ mẫu khảo sát xây dựng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Khảo sát xây dựng (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức không lưu trữ mẫu khảo sát xây dựng là bao lâu?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức không lưu trữ mẫu khảo sát xây dựng được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 16/2022/NĐ-CP như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, sản xuất vật liệu xây dựng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm đối với hoạt động xây dựng, quản lý, phát triển nhà.
...
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức không lưu trữ mẫu khảo sát xây dựng là 02 năm.
Thanh tra viên xây dựng được quyền lập biên bản đối với tổ chức không lưu trữ mẫu khảo sát xây dựng không?
Căn cứ Điều 72 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính như sau:
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này bao gồm:
1. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 73, Điều 74, Điều 75, Điều 76, Điều 78, Điều 79 và Điều 80 Nghị định này.
2. Công chức thuộc Ủy ban nhân dân các cấp được giao nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện vi phạm hành chính về xây dựng quy định tại Nghị định này.
3. Công chức, viên chức, thanh tra viên thuộc cơ quan thanh tra nhà nước ngành Xây dựng được phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra chuyên ngành độc lập hoặc thanh tra theo đoàn thanh tra.
4. Công chức, viên chức được phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm tra trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước về: hoạt động xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, kinh doanh bất động sản, quản lý, phát triển nhà.
5. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 77 Nghị định này được lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điều 6 Nghị định này.
Theo Điều 73 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt của thanh tra viên xây dựng như sau:
Thẩm quyền xử phạt của thanh tra viên xây dựng (hoặc thanh tra viên Giao thông vận tải - Xây dựng)
1. Cảnh cáo.
2. Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
3. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 2.000.000 đồng.
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
Như vậy, thanh tra viên xây dựng được quyền lập biên bản đối với tổ chức không lưu trữ mẫu khảo sát xây dựng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?