Không lập phương án bảo đảm an toàn giao thông khi thực hiện khai thác cát lòng sông bị xử phạt như thế nào?
- Có phải lập phương án bảo đảm an toàn giao thông khi thực hiện khai thác cát lòng sông hay không?
- Phương án bảo đảm an toàn giao thông khi thực hiện khai thác cát lòng sông bao gồm những nội dung nào?
- Hồ sơ đề nghị chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông khi khai thác cát lòng sông bao gồm những thành phần nào?
- Không lập phương án bảo đảm an toàn giao thông khi thực hiện khai thác cát lòng sông bị xử phạt như thế nào?
Có phải lập phương án bảo đảm an toàn giao thông khi thực hiện khai thác cát lòng sông hay không?
Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 41 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa như sau:
Phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa
1. Các dự án xây dựng công trình, khu vực hoạt động có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa (trên luồng, hành lang bảo vệ luồng, vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu và vùng nước chưa được tổ chức quản lý nhưng có hoạt động vận tải) quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 36 Nghị định này phải có phương án, biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trong suốt thời gian thi công công trình, tổ chức hoạt động.
2. Trách nhiệm lập và tổ chức thực hiện phương án
Chủ đầu tư hoặc nhà thầu thi công công trình, tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa có trách nhiệm lập và tổ chức thực hiện phương án đảm bảo an toàn giao thông đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
...
Theo đó, các dự án xây dựng công trình, khu vực hoạt động có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa (trên luồng, hành lang bảo vệ luồng, vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu và vùng nước chưa được tổ chức quản lý nhưng có hoạt động vận tải) sau đây sẽ phải có phương án bảo đảm an toàn giao thông:
(1) Với các công trình xây dựng, gồm:
- Công trình phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;
- Kè, đập thủy lợi, cầu, bến phà;
- Phong điện, nhiệt điện, thủy điện;
- Công trình vượt qua luồng trên không hoặc dưới đáy luồng;
- Công trình khác ảnh hưởng đến an toàn giao thông trên đường thủy nội địa.
(2) Với các hoạt động, gồm:
- Hoạt động thi công công trình (bao gồm hoạt động nạo vét vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu); khai thác tài nguyên, khoáng sản;
- Khu vực nuôi trồng thủy sản, hải sản (bè cá, lồng cá, đăng, đáy cá, bãi nuôi trồng thủy sản, hải sản); tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí, diễn tập, thể thao, lễ hội; họp chợ, làng nghề, thực hành đào tạo nghề;
- Các hoạt động khác ảnh hưởng đến an toàn giao thông trên đường thủy nội địa.
Như vậy, khi thực hiện khai thác cát lòng sông, chủ đầu tư hoặc nhà thầu có trách nhiệm lập và tổ chức thực hiện phương án đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa.
Phương án bảo đảm an toàn giao thông khi thực hiện khai thác cát lòng sông (Hình từ Internet)
Phương án bảo đảm an toàn giao thông khi thực hiện khai thác cát lòng sông bao gồm những nội dung nào?
Theo khoản 4 Điều 41 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa như sau:
Phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa
...
4. Nội dung của phương án bảo đảm an toàn giao thông.
a) Thông tin chung về công trình, dự án đầu tư xây dựng, tổ chức hoạt động;
b) Thời gian thi công, xây dựng, tổ chức hoạt động;
c) Phương án thi công, tổ chức hoạt động;
d) Biện pháp đảm bảo an toàn giao thông;
đ) Phương án tổ chức và phối hợp thực hiện bảo đảm an toàn giao thông.
...
Như vậy, phương án bảo đảm an toàn giao thông khi thực hiện khai thác cát lòng sông bao gồm những nội dung như sau:
- Thông tin chung về công trình, dự án đầu tư xây dựng, tổ chức hoạt động;
- Thời gian thi công, xây dựng, tổ chức hoạt động;
- Phương án thi công, tổ chức hoạt động;
- Biện pháp đảm bảo an toàn giao thông;
- Phương án tổ chức và phối hợp thực hiện bảo đảm an toàn giao thông.
Hồ sơ đề nghị chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông khi khai thác cát lòng sông bao gồm những thành phần nào?
Theo khoản 5 Điều 41 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa như sau:
Phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa
...
5. Hồ sơ đề nghị chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông
a) Đơn đề nghị chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông theo Mẫu số 26 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Phương án thi công, thời gian, tiến độ thi công công trình, tổ chức hoạt động;
c) Phương án bảo đảm an toàn giao thông;
d) Bản sao bản vẽ bố trí mặt bằng tổng thể của công trình, phạm vi khu vực tổ chức thi công công trình, tổ chức hoạt động.
...
Như vậy, hồ sơ đề nghị chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông khi khai thác cát lòng sông bao gồm:
- Đơn đề nghị chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông theo Mẫu số 26 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 08/2021/NĐ-CP;
- Phương án thi công, thời gian, tiến độ thi công công trình, tổ chức hoạt động;
- Phương án bảo đảm an toàn giao thông;
- Bản sao bản vẽ bố trí mặt bằng tổng thể của công trình, phạm vi khu vực tổ chức thi công công trình, tổ chức hoạt động.
Tải Mẫu đơn đề nghị chấp thuận phương án đảm bảo an toàn giao thông mới nhất tại đây: Tải về
Không lập phương án bảo đảm an toàn giao thông khi thực hiện khai thác cát lòng sông bị xử phạt như thế nào?
Theo Điều 12 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa khi khai thác tài nguyên, khoáng sản như sau:
Vi phạm quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa khi khai thác tài nguyên, khoáng sản
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận khi khai thác tài nguyên, khoáng sản trừ trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định này.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trong suốt quá trình khai thác tài nguyên, khoáng sản;
b) Không thực hiện phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận khi khai thác tài nguyên, khoáng sản, trừ trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định này.
Theo đó, không lập phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trong suốt quá trình khai thác tài nguyên, khoáng sản là hành vi vi phạm quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa khi khai thác tài nguyên, khoáng sản.
Như vậy, chủ đầu tư hoặc nhà thầu không lập phương án bảo đảm an toàn giao thông khi thực hiện khai thác cát lòng sông có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000.
Đây là mức xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân có hành vi vi phạm, trường hợp có cùng một hành vi vi phạm thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 139/2021/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?