Không có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ có bị phạt không? Mức phạt là bao nhiêu?

Sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải được Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ. Nếu tôi vi phạm không có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ thì sẽ xử phạt tại Nghị định, thông tư nào? Cảm ơn. - Câu hỏi của chị Loan đến từ Cần Thơ.

Điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ như thế nào?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ cụ thể như sau:

Điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ
1. Doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
b) Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
2. Ngân hàng Nhà nước quy định thủ tục và hồ sơ Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

Theo quy định trên thì sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, để hoạt động doanh nghiệp phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

Không có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ có bị phạt không?

Không có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ có bị phạt không? (Hình từ Internet)

Sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ nhưng không có giấy chứng nhận thì bị xử lý như thế nào?

Trước đây theo khoản 4 Điều 25 Nghị định 96/2014/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng (văn bản đã hết hiệu lực từ 31/12/2019) có quy định xử phạt như sau::

Vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh vàng
...
4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ nhưng không có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ;
...

Tuy nhiên văn bản thay thế cho Nghị định 96/2014/NĐ-CPNghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng không còn quy định xử phạt đối với hành vi này nữa.

Hiện nay, việc xử phạt đối với hành vi sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ nhưng không có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ đang áp dụng theo Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP.

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (có hiệu lực từ 15/10/2020), cụ thể:

Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định;
b) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi giấy phép kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực;
c) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định trong quá trình hoạt động kinh doanh;
d) Sử dụng giấy phép kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh.
5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này đối với đối tượng hoạt động sản xuất rượu công nghiệp; chế biến, mua bán nguyên liệu thuốc lá; sản xuất sản phẩm thuốc lá; kinh doanh phân phối, bán buôn rượu hoặc sản phẩm thuốc lá thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
6. bị bãi bỏ
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại giấy phép kinh doanh bị tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2, 3, 4 Điều này.

Như vậy, mức phạt dành cho hành vi sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ nhưng không có giấy chứng nhận được quy định như trên.

Trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là gì?

Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ như sau:

Trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ
1. Thực hiện đóng mã ký hiệu và hàm lượng vàng trên sản phẩm, công bố tiêu chuẩn áp dụng, khối lượng của sản phẩm theo quy định pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm đã công bố do doanh nghiệp sản xuất.
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm do doanh nghiệp thuê gia công.
3. Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn, chứng từ.
4. Có phương án bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.
5. Bảo đảm duy trì các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này.
6. Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Như vậy, doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ có các trách nhiệm nêu trên.

Kinh doanh vàng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Kinh doanh vàng có phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không?
Pháp luật
Cách phân biệt vàng giả và vàng thật thông qua ghi nhãn đối với vàng trang sức, mỹ nghệ theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Ngân hàng Nhà nước quản lý hoạt động kinh doanh vàng thông qua những biện pháp nào? Sản xuất vàng miếng phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Pháp luật
Vốn bao nhiêu thì được kinh doanh bán vàng miếng? Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán vàng miếng gồm những gì?
Pháp luật
Thủ tục đăng ký kinh doanh vàng trang sức theo quy định của pháp luật hiện hành thì phải trải qua những bước nào?
Pháp luật
Đơn vị kinh doanh vàng bạc đá quý áp dụng loại hóa đơn nào? Xác định thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động kinh doanh vàng bạc đá quý?
Pháp luật
Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng, hoạt động kinh doanh vàng là trách nhiệm của cơ quan nào?
Pháp luật
Điều hành giá vàng trong nước, không để chênh lệch với giá vàng thế giới ở mức cao là trách nhiệm của NHNN đúng không?
Pháp luật
Giá vàng tăng cao, cơ quan nào có trách nhiệm bình ổn thị trường vàng và quản lý hoạt động kinh doanh vàng?
Pháp luật
Tổ chức kinh doanh vàng miếng không niêm yết giá công khai mua bán bị xử phạt bao nhiêu? Trách nhiệm của tổ chức khi kinh doanh mua bán vàng miếng?
Pháp luật
Ngân hàng Nhà nước thực hiện can thiệp, bình ổn thị trường vàng thông qua các biện pháp nào theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kinh doanh vàng
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
4,491 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kinh doanh vàng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kinh doanh vàng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào