Không có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có được tham gia hoạt động xây dựng theo Nghị định 175?
Mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được dùng để làm gì?
Căn cứ vào khoản 18 Điều 3 Nghị định 175/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
17. Giám đốc quản lý dự án là chức danh của cá nhân được Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực, người đại diện theo pháp luật của tổ chức tư vấn quản lý dự án, người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư (trường hợp chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc hoặc thành lập ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án) giao nhiệm vụ quản lý, điều phối thực hiện quản lý dự án đối với dự án đầu tư xây dựng cụ thể.
18. Mã số chứng chỉ hành nghề là dãy số có 08 chữ số dùng để quản lý chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân. Mỗi cá nhân tham gia hoạt động xây dựng khi đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu theo quy định của Nghị định này được cấp một mã số chứng chỉ hành nghề. Mã số chứng chỉ hành nghề không thay đổi khi cá nhân đề nghị cấp mới, cấp lại hoặc cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề.
19. Mã số chứng chỉ năng lực là dãy số có 08 chữ số dùng để quản lý chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức. Mỗi tổ chức tham gia hoạt động xây dựng khi đề nghị cấp chứng chỉ năng lực lần đầu theo quy định của Nghị định này được cấp một mã số chứng chỉ năng lực. Mã số chứng chỉ năng lực không thay đổi khi tổ chức đề nghị cấp mới, cấp lại chứng chỉ năng lực.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được dùng để quản lý chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân.
Không có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng thì có được tham gia hoạt động xây dựng hay không? (Hình từ Internet)
Không có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng thì có được tham gia hoạt động xây dựng không?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 73 Nghị định 175/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
...
3. Các chức danh, cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 148 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 53 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14 không yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Nghị định này khi thực hiện các hoạt động xây dựng sau:
a) Thiết kế, thẩm tra thiết kế sơ bộ được lập trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng;
b) Thiết kế, thẩm tra thiết kế, giám sát hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;
c) Thiết kế, thẩm tra thiết kế, giám sát công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình; trám, vá vết nứt mặt đường; giám sát thi công nội thất công trình;
d) Các hoạt động xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm b khoản 7 Điều 79 Luật Xây dựng năm 2014; công viên cây xanh; công trình chiếu sáng công cộng; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông; dự án chỉ có các công trình nêu tại điểm này.
4. Cá nhân không có chứng chỉ hành nghề chỉ được tham gia các hoạt động xây dựng thuộc lĩnh vực phù hợp với chuyên ngành đào tạo, phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động và không được đảm nhận chức danh theo quy định phải có chứng chỉ hành nghề.
5. Chứng chỉ hành nghề cấp mới có hiệu lực 10 năm. Riêng đối với chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài, hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 10 năm.
Trường hợp cấp lại chứng chỉ hành nghề theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 75 thì ghi thời hạn theo chứng chỉ hành nghề được cấp trước đó.
6. Chứng chỉ hành nghề có quy cách và nội dung chủ yếu theo Mẫu số 05 Phụ lục IV Nghị định này.
...
Theo đó, cá nhân không có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng thì chỉ được tham gia các hoạt động xây dựng thuộc lĩnh vực phù hợp với chuyên ngành đào tạo, phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động 2019 và không được đảm nhận chức danh theo quy định phải có chứng chỉ hành nghề.
Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề có các nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 78 Nghị định 175/2024/NĐ-CP thì cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề có các nghĩa vụ sau:
- Khai báo trung thực hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Nghị định này; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai trong hồ sơ; cung cấp thông tin khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
- Hành nghề đúng với nội dung ghi trên chứng chỉ hành nghề, tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan;
- Không được cho người khác thuê, mượn, sử dụng chứng chỉ hành nghề;
- Không được tẩy xóa, sửa chữa chứng chỉ hành nghề;
- Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp;
- Xuất trình chứng chỉ hành nghề và chấp hành các yêu cầu về thanh tra, kiểm tra khi các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có thể ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích không?
- Hướng dẫn tính điểm thi đua đối với ban tổ chức các tỉnh, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc trung ương theo Quy định 13?
- Khi nào được cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô? Trình tự, hồ sơ cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô theo Nghị định 160?
- Mẫu thư trả lời khiếu nại của khách hàng là người tiêu dùng? Thời hạn thông báo cho người tiêu dùng về việc tiếp nhận khiếu nại là bao lâu?
- Số lượng đại biểu chính thức dự đại hội công đoàn tỉnh là bao nhiêu? Điều kiện, tiêu chuẩn đại biểu chính thức dự đại hội?