Không chấp nhận thành viên cơ quan lãnh sự thì Nước tiếp nhận có bắt buộc phải cho Nước cử biết lý do không?
- Không chấp nhận thành viên cơ quan lãnh sự thì Nước tiếp nhận có bắt buộc phải cho Nước cử biết lý do không?
- Thành viên cơ quan lãnh sự bị thu hồi Giấy chấp nhận lãnh sự thì có đương nhiên chấm dứt chức năng lãnh sự của mình không?
- Trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang thì Nước tiếp nhận phải bảo đảm những vấn đề gì cho các thành viên cơ quan lãnh sự?
Không chấp nhận thành viên cơ quan lãnh sự thì Nước tiếp nhận có bắt buộc phải cho Nước cử biết lý do không?
Căn cứ theo khoản 3, khoản 4 Điều 23 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Những người bị tuyên bố không được chấp thuận
1. Bất cứ lúc nào Nước tiếp nhận cũng có thể thông báo cho Nước cử rằng một viên chức lãnh sự là người không được hoan nghênh (persona non grata) hoặc bất kỳ là người nào khác trong số cán bộ, nhân viên biên chế cơ quan lãnh sự là người không được chấp thuận. Khi đó, tuỳ từng trường hợp, Nước cử phải triệu hồi đương sự hoặc đình chỉ công tác của người này tại cơ quan lãnh sự.
2. Nếu Nước cử từ chối hoặc sau một khoảng thời gian hợp lý vẫn chưa thi hành nghĩa vụ của mình theo khoản 1 Điều này thì tuỳ từng trường hợp, Nước tiếp nhận có thể rút Giấy chấp nhận lãnh sự của Đương sự hoặc thôi không coi người đó là cán bộ nhân viên biên chế cơ quan lãnh sự nữa.
3. Một người được cử làm thành viên cơ quan lãnh sự có thể bị tuyên bố là người không thể chấp nhận được trước khi đến lãnh thổ Nước tiếp nhận hoặc khi đã đến rồi, nhưng chưa nhận nhiệm vụ tại cơ quan lãnh sự. Trong bất cứ trường hợp nào như vậy, Nước cử phải rút lại việc bổ nhiệm người đó.
4. Trong các trường hợp nói ở khoản 1 và 3 Điều này, Nước tiếp nhận không bắt buộc phải cho Nước cử biết lý do quyết định của mình.
Như vậy, trong trường hợp không chấp nhận thành viên cơ quan lãnh sự thì Nước tiếp nhận không bắt buộc phải cho Nước cử biết lý do quyết định của mình.
Quan hệ lãnh sự (Hình từ Internet)
Thành viên cơ quan lãnh sự bị thu hồi Giấy chấp nhận lãnh sự thì có đương nhiên chấm dứt chức năng lãnh sự của mình không?
Căn cứ theo khoản b Điều 25 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Việc chấm dứt chức năng của một thành viên cơ quan lãnh sự
Ngoài các quy định khác, chức năng của một thành viên cơ quan lãnh sự sẽ chấm dứt:
a) Khi Nước cử thông báo cho Nước tiếp nhận biết chức năng của người đó đã chấm dứt;
b) Khi người đó bị thu hồi Giấy chấp nhận lãnh sự;
c) Khi Nước tiếp nhận thông báo cho Nước cử biết Nước tiếp nhận không còn coi người đó là cán bộ nhân viên chế cơ quan lãnh sự nữa.
Theo đó thì thành viên cơ quan lãnh sự bị thu hồi Giấy chấp nhận lãnh sự chức năng lãnh sự của người này cũng chấm dứt.
Ngoài trường hợp này thì thành viên cơ quan lãnh sự cũng bị chấm dứt chức năng lãnh sự của mình trong 2 trường hợp sau:
- Khi Nước cử thông báo cho Nước tiếp nhận biết chức năng của người đó đã chấm dứt;
- Khi Nước tiếp nhận thông báo cho Nước cử biết Nước tiếp nhận không còn coi người đó là cán bộ nhân viên chế cơ quan lãnh sự nữa.
Trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang thì Nước tiếp nhận phải bảo đảm những vấn đề gì cho các thành viên cơ quan lãnh sự?
Căn cứ theo Điều 26 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Việc rời lãnh thổ Nước tiếp nhận
Nước tiếp nhận phải bảo đảm, ngay cả trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang, cho thành viên cơ quan lãnh sự và các nhân viên phục vụ riêng không có quốc tịch nước mình, cũng như thành viên gia đình sống chung trong cùng hộ với họ, không phân biệt quốc tịch, có thời gian và những điều kiện dễ dàng cần thiết để họ có thể chuẩn bị rời và lên đường trong thời hạn sớm nhất sau khi những người đó chấm dứt chức năng của mình. Đặc biệt là trong trường hợp cần thiết, Nước tiếp nhận phải cung cấp cho họ phương tiện vận tải cần thiết để chở người và tài sản, trừ những tài sản có được ở Nước tiếp nhận đang bị cấm xuất khẩu khi họ rời đi.
Như vậy, ngay cả trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang thì Nước tiếp nhận phải bảo đảm cho thành viên cơ quan lãnh sự và các nhân viên phục vụ riêng không có quốc tịch nước mình, cũng như thành viên gia đình sống chung trong cùng hộ với họ, không phân biệt quốc tịch, có thời gian và những điều kiện dễ dàng cần thiết để họ có thể chuẩn bị rời và lên đường trong thời hạn sớm nhất sau khi những người đó chấm dứt chức năng của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?