Không chấp hành kiểm tra về nồng độ cồn, người lái xe máy bị phạt đến 10 triệu đồng theo Nghị định 168?

Không chấp hành kiểm tra về nồng độ cồn, người lái xe máy bị phạt đến 10 triệu đồng theo Nghị định 168? Không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn có bị trừ điểm giấy phép lái xe không? Không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người thi hành công vụ khi tham gia giao thông là vi phạm điều cấm?

Không chấp hành kiểm tra về nồng độ cồn, người lái xe máy bị phạt đến 10 triệu đồng theo Nghị định 168?

Căn cứ tại khoản 9 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:

Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
9. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;
b) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;
c) Gây tai nạn giao thông không dừng ngay phương tiện, không giữ nguyên hiện trường, không trợ giúp người bị nạn, không ở lại hiện trường hoặc không đến trình báo ngay với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
d) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
đ) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
...

Như vậy, đối với hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ, người lái xe máy có thể bị phạt tiền từ 08 - 10 triệu đồng.

Ngoài ra, căn cứ tại điểm đ khoản 12 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:

Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
12. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt chính, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này còn bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm h, điểm i, điểm k khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 9; khoản 11 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Như vậy, ngoài việc bị phạt tiền thì người lái xe máy khi không chấp hành yêu cầu về kiểm tra nồng độ cồn của người thi hành công vụ còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.

Không chấp hành kiểm tra về nồng độ cồn, người lái xe máy bị phạt đến 10 triệu đồng theo Nghị định 168?

Không chấp hành kiểm tra về nồng độ cồn, người lái xe máy bị phạt đến 10 triệu đồng theo Nghị định 168? (Hình từ Internet)

Không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?

Căn cứ tại khoản 12 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:

Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
13. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị trừ điểm giấy phép lái xe như sau:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3; khoản 5; điểm b, điểm c, điểm d khoản 6; điểm a khoản 7 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 02 điểm;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 4; điểm a khoản 6; điểm c, điểm d, điểm đ khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 04 điểm;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 7, điểm c khoản 9 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 06 điểm;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 8, khoản 10 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 10 điểm.

Như vậy, đối với lỗi không chấp hành yêu cầu về kiểm tra nồng độ cồn sẽ không bị áp dụng hình thức trừ điểm giấy phép lái xe.

Không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người thi hành công vụ khi tham gia giao thông là vi phạm điều cấm?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 9 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Điều khiển xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ không có giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật; điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không có giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.
2. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
3. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy hoặc chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.
4. Xúc phạm, đe dọa, cản trở, chống đối hoặc không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn, yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
...

Như vậy, không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người thi hành công vụ khi tham gia giao thông là là hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.

Nồng độ cồn TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN NỒNG ĐỘ CỒN
Vi phạm giao thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Xe gắn máy có được đỗ xe trên đường dành riêng cho xe buýt không? Xe gắn máy đỗ xe nơi có biển cấm dừng cấm đỗ bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Làn đường cho xe ô tô: Xe ô tô đi sai làn đường bị phạt như thế nào? Làn đường cho xe ô tô được quy định ra sao?
Pháp luật
Mức phạt cao nhất đối với người chạy xe gắn máy không có thắng tham gia giao thông theo Nghị định 168?
Pháp luật
Hệ thống hãm là gì? Điều khiển phương tiện không có hệ thống hãm tham gia giao thông từ 2025 bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Cơ quan nào được sử dụng tiền thu từ việc xử phạt vi phạm về an toàn giao thông sau khi nộp vào ngân sách nhà nước?
Pháp luật
Xe tải chở hàng có được phép lùi xe ở đường một chiều không? Người lái xe tải chở hàng lùi xe ở đường một chiều bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Xe ô tô rượt đuổi nhau quá tốc độ bị phạt bao nhiêu tiền? Có bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe hay không?
Pháp luật
Hành khách có được mang thú cưng lên xe khách không? Mang thú cưng lên xe khách bị phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?
Pháp luật
Tài xế taxi vừa lái xe vừa lướt điện thoại di động có vi phạm pháp luật không 2025? Mức xử phạt hành chính ra sao?
Pháp luật
Xe ô tô lắp thêm đèn siêu sáng có vi phạm pháp luật không? Sử dụng đèn khi tham gia giao thông được theo quy định pháp luật ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nồng độ cồn
161 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào