Khoản lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải nộp ngân sách nhà nước được xác định như thế nào?
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm những doanh nghiệp nào?
- Khoản lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải nộp ngân sách nhà nước được xác định như thế nào?
- Khoản lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ có cần phải kê khai hay không?
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm những doanh nghiệp nào?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 85/2021/TT-BTC quy định về đối tượng áp dụng như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty mẹ của các tập đoàn kinh tế nhà nước;
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty mẹ của tổng công ty nhà nước;
c) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;
d) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập;
đ) Tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
2. Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bao gồm cả các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn góp của Nhà nước do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm đại diện chủ sở hữu.
3. Cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước.
4. Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước.
Như vậy, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm:
(1) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty mẹ của các tập đoàn kinh tế nhà nước;
(2) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty mẹ của tổng công ty nhà nước;
(3) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;
(4) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập;
(5) Tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm những doanh nghiệp nào? (Hình từ Internet)
Khoản lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải nộp ngân sách nhà nước được xác định như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 85/2021/TT-BTC quy định về việc thu vào ngân sách nhà nước khoản lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:
Thu vào ngân sách nhà nước khoản lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
1. Xác định lợi nhuận còn lại phải nộp ngân sách nhà nước
Lợi nhuận còn lại phải nộp ngân sách nhà nước của doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này là lợi nhuận được xác định theo quy định của pháp luật về kế toán sau khi trừ đi các khoản sau đây:
a) Bù đắp lỗ năm trước theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
b) Trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định (nếu chưa được trừ vào chi phí khi xác định lợi nhuận kế toán);
c) Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
d) Các khoản phân phối, trích lập quỹ theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 31 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ hoặc các khoản phân phối trích lập quỹ theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 21 Nghị định số 93/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước và các văn bản sửa đổi bổ sung (nếu có).
...
Như vậy, lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải nộp ngân sách nhà nước là lợi nhuận được xác định theo quy định của pháp luật về kế toán sau khi trừ đi các khoản sau đây:
(1) Bù đắp lỗ năm trước theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
(2) Trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định (nếu chưa được trừ vào chi phí khi xác định lợi nhuận kế toán);
(3) Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
(4) Các khoản phân phối, trích lập quỹ theo quy định.
Khoản lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ có cần phải kê khai hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư 85/2021/TT-BTC quy dịnh về việc khai, nộp và xử lý vi phạm như sau:
Khai, nộp và xử lý vi phạm
1. Việc khai, nộp và xử lý vi phạm về khai, nộp lợi nhuận còn lại, cổ tức, lợi nhuận được chia của doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Kê khai và nộp ngân sách nhà nước:
a) Đối với khoản lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, doanh nghiệp kê khai, nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật quản lý thuế sau khi phát hành báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật kế toán.
b) Đối với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm đại diện chủ sở hữu, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có trách nhiệm kê khai, nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật quản lý thuế sau khi có Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Quyết định của Hội đồng thành viên.
...
Như vậy, đối với khoản lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, doanh nghiệp phải kê khai và nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật quản lý thuế sau khi phát hành báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật kế toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?