Khoản dự phòng phải thu khó đòi được trích lập trong kỳ phải được xử lý như thế nào? Báo cáo tổng hợp về các khoản dự phòng phải thu khó đòi phải có nội dung gì?
- Phải loại trừ toàn bộ số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi được trích lập trên Báo cáo tài chính riêng của cả công ty mẹ và công ty con trong trường hợp nào?
- Báo cáo tổng hợp về các khoản dự phòng phải thu khó đòi phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn phải có những nội dung gì?
- Khoản dự phòng phải thu khó đòi được trích lập trong kỳ phải được xử lý như thế nào?
Phải loại trừ toàn bộ số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi được trích lập trên Báo cáo tài chính riêng của cả công ty mẹ và công ty con trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 34 Thông tư 202/2014/TT-BTC quy định về việc loại trừ khoản dự phòng phải thu khó đòi như sau:
Nguyên tắc xử lý các khoản dự phòng phải thu khó đòi phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn trên Báo cáo tài chính hợp nhất
1. Công ty mẹ phải loại trừ toàn bộ số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi được trích lập trên Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và trên Báo cáo tài chính của các công ty con (kể cả công ty con sở hữu gián tiếp) nếu khoản dự phòng phải thu khó đòi phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn (giữa công ty mẹ và các công ty con, giữa các công ty con với nhau).
Riêng các khoản dự phòng phải thu khó đòi giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn và các công ty liên doanh, liên kết của tập đoàn vẫn được giữ nguyên và trình bày trong Báo cáo tài chính hợp nhất.
...
Theo đó, công ty mẹ phải loại trừ toàn bộ số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi được trích lập trên Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và trên Báo cáo tài chính của các công ty con (kể cả công ty con sở hữu gián tiếp) trong trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn.
Lưu ý: Khoản dự phòng phải thu khó đòi phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn sẽ bao gồm cả các giao dịch giữa công ty mẹ và các công ty con, giữa các công ty con với nhau.
Riêng các khoản dự phòng phải thu khó đòi giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn và các công ty liên doanh, liên kết của tập đoàn vẫn được giữ nguyên và trình bày trong Báo cáo tài chính hợp nhất.
Khoản dự phòng phải thu khó đòi được trích lập trong kỳ phải được xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Báo cáo tổng hợp về các khoản dự phòng phải thu khó đòi phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn phải có những nội dung gì?
Căn cứ khoản 5 Điều 34 Thông tư 202/2014/TT-BTC quy định về việc lập báo cáo tổng hợp về các khoản dự phòng phải thu khó đòi như sau:
Nguyên tắc xử lý các khoản dự phòng phải thu khó đòi phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn trên Báo cáo tài chính hợp nhất
...
5. Công ty mẹ và các công ty con phải lập báo cáo tổng hợp về các khoản dự phòng phải thu khó đòi phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn với các nội dung sau:
- Số dư đầu kỳ;
- Số dự phòng trích lập bổ sung hoặc hoàn nhập trong kỳ;
- Số dư cuối kỳ;
- Thuế suất thuế TNDN đơn vị được hưởng.
Theo quy định vừa nêu thì trong bản báo cáo tổng hợp về các khoản dự phòng phải thu khó đòi phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn phải có những nội dung sau:
- Số dư đầu kỳ;
- Số dự phòng trích lập bổ sung hoặc hoàn nhập trong kỳ;
- Số dư cuối kỳ;
- Thuế suất thuế TNDN đơn vị được hưởng.
Cả công ty mẹ và công ty con đều phải có trách nhiệm lập báo cáo tổng hợp về các khoản dự phòng phải thu khó đòi phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn.
Khoản dự phòng phải thu khó đòi được trích lập trong kỳ phải được xử lý như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 35 Thông tư 202/2014/TT-BTC thì việc xử lý khoản dự phòng phải thu khó đòi được trích lập trong kỳ được thực hiện như sau:
(1) Đối với khoản dự phòng phải thu khó đòi được trích lập trong kỳ liên quan đến các khoản phải thu trong nội bộ tập đoàn, khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán thực hiện bút toán điều chỉnh để loại trừ số dự phòng được trích lập trong kỳ, ghi:
- Nợ Dự phòng phải thu khó đòi
- Có Chi phí quản lý doanh nghiệp
(2) Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán ghi nhận thuế hoãn lại phải trả phát sinh từ việc loại trừ khoản dự phòng phải thu khó đòi trích lập trong kỳ nếu số dự phòng trích lập được tính là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của đơn vị trích lập.
Giá trị khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận bằng số dự phòng trích lập trong kỳ nhân (x) thuế suất thuế TNDN:
- Nợ Chi phí thuế TNDN hoãn lại
- Có Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- https vietnamdefence vdi org vn vi dang-ky-tham-quan.html Đăng ký tham quan triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?
- Tổ chức đấu giá tài sản thông đồng với người có tài sản đấu giá làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá thì có vi phạm pháp luật không?
- Đã có Thông tư 72 2024 quy định quy trình điều tra giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông?
- Trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 123/2020/NĐ-CP theo yêu cầu mới nhất của Thủ tướng ra sao?
- Người đang là công chức có thể là nhân viên đại lý thuế hay không? Nhân viên đại lý thuế phải tốt nghiệp đại học các chuyên ngành nào?