Kho chứa phân khoáng yêu cầu về thiết kế phòng cháy và chữa cháy phải tuân thủ những gì để đúng với Tiêu chuẩn?
Kho phân khoáng khô phải được xây dựng, bố trí mặt bằng tại địa điểm và diện tích như thế nào mới phù hợp?
Theo quy định tại Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3995:1985 về Kho phân khoáng khô - Tiêu chuẩn thiết kế có yêu cầu về khu đất xây dựng và bố trí tổng mặt bằng như sau:
"2. Yêu cầu về khu đất xây dựng và bố trí tổng mặt bằng.
2.1. Địa điểm xây dựng kho phân khoáng khô cần phù hợp với quy hoạch vùng, thuận tiện cho việc vận chuyển bằng ôtô, có khả năng cung cấp điện nước, tránh bị ngập lụt.
2.2. Hướng của các nhà kho chứa phân khoáng đặt vuông góc với hướng gió chủ đạo.
2.3. Từ nhà kho tưới các công trình: nhà ở, nhà công cộng, các trạm chăn nuôi, nhà máy sản xuất, nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất... phải đảm bảo khoảng cách lớn hơn hoặc bằng 200m.
2.4. Diện tích chiếm đất toàn khu vực kho theo các quy mô khác nhau được quy định trong bảng 1.
2.5. Đường giao thông trong khu vực kho cần phải đảm bảo sự liên hệ giữa các nhà kho với các công trình khác. Tuỳ theo quy mô có thể thiết kế đường cấp phối đá dăm hoặc đường bê tông có chiều rộng mặt đường 3,50m (nếu dùng ô tô) và 1,50 đến 180m (nếu dùng cho xe cải tiến và người đi lại).
2.6. Khoảng cách vệ sinh, chiếu sáng, cây xanh giữa hai công trình trong khu vực kho được quy định trong bảng 2.
2.7. Toàn bộ khu vực kho phải thiết kế hàng rào bảo vệ với chiều cao lớn hơn hoặc bằng 2m."
Như vậy, về địa điểm xây dựng kho phân khoáng khô phải phù hợp với quy hoạch vùng, thuận tiện cho việc vận chuyển bằng ôtô, có khả năng cung cấp điện nước, tránh bị ngập lụt.
Từ nhà kho tưới các công trình: nhà ở, nhà công cộng, các trạm chăn nuôi, nhà máy sản xuất, nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất... phải đảm bảo khoảng cách lớn hơn hoặc bằng 200m,...Toàn bộ khu vực kho phải thiết kế hàng rào bảo vệ với chiều cao lớn hơn hoặc bằng 2m.
Kho chứa phân khoáng yêu cầu về thiết kế phòng cháy và chữa cháy phải tuân thủ những gì để đúng với Tiêu chuẩn? (Hình từ Internet)
Thiết kế chống ăn mòn hoá học đối với kho chứa phân khoáng phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Theo quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3995:1985 về Kho phân khoáng khô - Tiêu chuẩn thiết kế có yêu cầu về thiết kế chống ăn mòn hoá học như sau:
"4. Các yêu cầu về thiết kế chống ăn mòn hoá học
4.1. Các nhà kho chứa phân khoáng nhóm nitơ, nhóm kali cần được thiết kế chống tác dụng ăn mòn hoá học của phân khoáng.
Chú thích: Trong trường hợp đặc biệt, một số nhà kho chứa phân khoáng nhóm phốt pho cũng cho phép áp dụng các biện pháp bảo vệ kết cấu chống tác dụng ăn mòn hoá học.
4.2. Móng bê tông cốt, thép với xi măng poóc lăng thông thường cần phải được bảo vệ chống ăn mòn hoá học bằng cách quét dung dịch bitum nóng hai lần lên bề mặt móng.
4.3. Bề mặt biên của móng tiếp xúc với đất kể cả chỗ nhô cao khỏi mặt đất) sau khi trát vữa xi măng cần phải được quét dung dịch bitum nóng hai lần.
4.4. Ngoài các quy định trong điều 3.22, trong trường hợp cấu tạo nền bằng bê tông đặc với xi măng poóc lăng thông thường, cần phải làm phẳng mặt nền bằng vữa xi măng mác 50, quét dung dịch bitum nóng hai lần. Trường hợp đặc biệt với các nhà kho có quy mô lớn nền cần được sơn phủ bằng các loại sơn chuyên dùng (xem phụ lục 2).
4.5. Việc quét các lớp sơn bảo vệ được tiến hành trên bề mặt của bê tông sau khi bê tông đã co ngót và loại bỏ các khuyết tật. Chú ý làm vệ sinh các chỗ bám bẩn bằng bàn chải sắt; Khi cần thiết có thể dùng nước có áp lực cao đến rửa sạch bề mặt của bê tông.
4.6. Tất cả các kết cấu kim loại (hệ giằng mái, dàn vì kèo, các chi tiết liên kết, cột.. ) cần phải được sơn bảo vệ bằng các loại sơn chuyên dùng (xem phụ lục 3).
4.7. Khi dùng các tầm fibrô xi măng làm kết cấu bao che cho kho phân khoáng cần phải quét lên mặt trong của kết cầu đó dung dịch xăng - bitum hai lớp. Lớp thứ nhất với ti lệ xăng bitum là 2/1. Lớp thứ hai với tỉ lệ xăng/bitum là 1/1.
Trước khi quét lớp thứ hai phải làm khô lớp thứ nhất.
4.8. Tường nhà kho phía trong phải trát vữa átphan tưới độ cao 2m theo chu vi, Bề dầy lớp trát 0,015m.
4.9. Không áp dụng các biện pháp nêu trên với nhà kho chứa phân khoáng nhóm vôi."
Kho chứa phân khoáng có quy định về thiết kế phòng cháy và chữa cháy phải tuân thủ như thế nào?
Về các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy được quy định tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3995:1985 về Kho phân khoáng khô - Tiêu chuẩn thiết kế
"6. Các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy
6.1. Thiết kế phòng cháy và chữa cháy trong kho chứa phân khoáng phải tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn phòng cháy và chữa cháy hiện hành của Nhà nước.
6.2. Toàn bộ các công trình trong khu vực kho phải được thiết kế hệ thống phòng cháy và chữa cháy. Tuỳ theo điều kiện cho phép có thể kết hợp vận dụng hai biện pháp sau:
- Bằng cát, trong khu vực kho chứa phân khoáng.
- Bằng nước cho các khu vực kho chứa bao bì, vật tư và nơi làm việc bên ngoài nhà kho.
6.3. Không thiết kế cấp nước chữa cháy bên trong các nhà kho chứa phân khoáng.
Để đảm bảo chửa cháy bên ngoài nhà kho cần tính toán bố trí các điểm lấy nước từ các hồ chứa nước tự nhiên hay từ các bể chứa nước (nếu chữa cháy bằng nước), và các bể cát (nếu chữa cháy bằng cát) cũng như vị trí đặt dụng cụ chữa cháy cho hợp lí."
Theo đó, đối với kho phân chưa khoáng yêu cầu thiết kế phòng cháy chữa cháy phải tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn phòng cháy và chữa cháy hiện hành của Nhà nước.
Toàn bộ các công trình trong khu vực kho phải được thiết kế hệ thống phòng cháy và chữa cháy. Không thiết kế cấp nước chữa cháy bên trong các nhà kho chứa phân khoáng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?