Kho bạc Nhà nước tổ chức từ Trung ương đến địa phương theo mô hình như thế nào theo Quyết định 385?
Kho bạc Nhà nước tổ chức từ Trung ương đến địa phương theo mô hình như thế nào theo Quyết định 385?
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 385/QĐ-BTC năm 2025 quy định về cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước như sau:
Theo đó, Kho bạc Nhà nước được tổ chức từ Trung ương đến địa phương theo mô hình 02 cấp, trong đó:
(1) Kho bạc Nhà nước có 10 đơn vị tại Trung ương:
- Ban Chính sách - Pháp chế;
- Ban Kế toán Nhà nước;
- Ban Quản lý ngân quỹ;
- Ban Tổ chức cán bộ;
- Ban Tài vụ - Quản trị;
- Ban Quản lý hệ thống thanh toán;
- Ban Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số;
- Ban Giao dịch;
- Thanh tra Kho bạc Nhà nước;
- Văn phòng.
Các tổ chức quy định tại mục (1) là tổ chức hành chính giúp Giám đốc Kho bạc Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước, trong đó các tổ chức quy định từ điểm e đến điểm k có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Ban Quản lý hệ thống thanh toán có 03 tổ, Ban Kế toán Nhà nước có 04 tổ, Ban Quản lý ngân quỹ có 04 tổ, Ban Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số có 05 tổ, Ban Giao dịch có 02 tổ, Thanh tra Kho bạc Nhà nước có 04 tổ và Văn phòng có 05 tổ.
(2) Kho bạc Nhà nước tại địa phương được tổ chức theo 20 khu vực.
- Tên gọi, trụ sở và địa bàn quản lý của các Kho bạc Nhà nước khu vực theo Phụ lục kèm theo Quyết định 385/QĐ-BTC năm 2025. Tải về
- Kho bạc Nhà nước khu vực được tổ chức bình quân không quá 10 phòng tham mưu, giúp việc và 350 Phòng Giao dịch.
- Kho bạc Nhà nước khu vực, Phòng Giao dịch có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Giám đốc Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm:
- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước khu vực;
- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Ban, Văn phòng, Thanh tra thuộc Kho bạc Nhà nước.
Kho bạc Nhà nước tổ chức từ Trung ương đến địa phương theo mô hình như thế nào theo Quyết định 385? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ hiện đại hóa hoạt động Kho bạc Nhà nước có nội dung như thế nào?
Căn cứ theo khoản 16 Điều 2 Quyết định 385/QĐ-BTC năm 2025 có quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
16. Hiện đại hóa hoạt động Kho bạc Nhà nước
a) Xây dựng cơ chế, chính sách; ban hành quy trình nghiệp vụ, quy trình quản lý, an toàn bảo mật, quy chế vận hành phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn của Việt Nam;
b) Xây dựng, tổ chức quản trị và vận hành các hệ thống công nghệ thông tin và chuyển đổi số, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ quản lý tiên tiến, hiện đại hoá cơ sở vật chất phục vụ hoạt động nghiệp vụ của hệ thống Kho bạc Nhà nước.
17. Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.
18. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, người lao động; vị trí việc làm, cơ cấu công chức theo ngạch; quyết định luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật; chế độ chính sách; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
19. Quản lý kinh phí do ngân sách nhà nước cấp; các khoản thu, chi từ hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước và các tài sản được giao theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, Kho bạc Nhà nước có nhiệm vụ thực hiện hiện đại hóa hoạt động Kho bạc Nhà nước, cụ thể như sau:
- Xây dựng cơ chế, chính sách; ban hành quy trình nghiệp vụ, quy trình quản lý, an toàn bảo mật, quy chế vận hành phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn của Việt Nam;
- Xây dựng, tổ chức quản trị và vận hành các hệ thống công nghệ thông tin và chuyển đổi số, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ quản lý tiên tiến, hiện đại hoá cơ sở vật chất phục vụ hoạt động nghiệp vụ của hệ thống Kho bạc Nhà nước.
Vị trí và chức năng của Kho bạc Nhà nước được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 385/QĐ-BTC năm 2025 có quy định như sau:
Theo đó, vị trí và chức năng của Kho bạc Nhà nước được pháp luật quy định có nội dung bao gồm:
- Kho bạc Nhà nước là đơn vị thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ tài chính; ngân quỹ nhà nước; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước thông qua hình thức phát hành công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường vốn trong nước theo quy định của pháp luật.
- Kho bạc Nhà nước có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 60-NQ/TW công bố danh sách 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025 dự kiến có tên gọi, trung tâm Chính trị - Hành chính thế nào?
- Cục Việc làm thuộc Bộ Nội vụ có tư cách pháp nhân không? Tên giao dịch quốc tế của Cục Việc làm là gì?
- Kết quả đấu giá biển số xe được thông báo cho người tham gia đấu giá biển số xe thông qua hình thức nào?
- 5 Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về một bài thơ? Yêu cần cần đạt của quy trình viết đoạn văn của học sinh lớp 6?
- Bài phát biểu Ngày người khuyết tật Việt Nam 18 4? Bài phát biểu ý nghĩa? Chính sách nhà nước về người khuyết tật thế nào?