Khiếm thị là gì? Người khiếm thị nhưng không bị mù hoàn toàn có phải là người khuyết tật không?
Khiếm thị là gì? Người khiếm thị nhưng không bị mù hoàn toàn có phải là người khuyết tật không?
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn (theo khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật 2010).
Và theo khoản 1 Điều 3 Luật Người khuyết tật 2010 có quy định như sau:
Dạng tật và mức độ khuyết tật
1. Dạng tật bao gồm:
a) Khuyết tật vận động;
b) Khuyết tật nghe, nói;
c) Khuyết tật nhìn;
d) Khuyết tật thần kinh, tâm thần;
đ) Khuyết tật trí tuệ;
e) Khuyết tật khác.
...
Khuyết tật nhìn được giải thích tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 28/2012/NĐ-CP là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.
Khiếm thị còn được gọi là hiện tượng mất khả năng cảm nhận thị giác một phần hoặc toàn phần. Sau khi được điều trị hoặc điều chỉnh khúc xạ, người khiếm thị thường có thị lực bên mắt tốt dưới 3/10 nhưng trên mức không nhận thức được sáng tối, vì thế họ vẫn còn khả năng tận dụng thị lực này để sinh hoạt hàng ngày.
Khiếm thị ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bình thường của trẻ em, đối với người trưởng thành, khiếm thị ảnh hưởng đến tất cả mọi mặt của đời sống.
Theo những quy định trên thì người khiếm thị nhưng không bị mù hoàn toàn được cũng xem là người khuyết tật nhìn.
Khiếm thị là gì? (Hình từ Internet)
Người khiếm thị khi đi học thì sẽ được học bằng bảng chữ nào?
Theo khoản 3 Điều 27 Luật Người khuyết tật 2010 thì:
Giáo dục đối với người khuyết tật
1. Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của người khuyết tật.
2. Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập.
3. Người khuyết tật được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu; người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản 2 Điều này.
Như vậy, người khiếm thị khi đi học thì sẽ được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia.
Hệ thống chữ nổi Braille tiếng Việt dành cho người khiếm thị dùng để đọc và viết được quy định tại Chuẩn quốc gia về chữ nổi Braille ban hành kèm theo Thông tư 15/2019/TT-BGDĐT. Trong đó, đáng chú ý là các quy tắc trình bày văn bản, cụ thể:
- Khi viết các câu, đoạn sử dụng kí hiệu đầu dòng có tính chất liệt kê các ý, đặt dấu báo gạch đầu dòng hoặc kí hiệu trước, tiếp đó bỏ cách 01 ô Braille và viết chữ đầu tiên;
- Khi viết dưới dạng in đậm, nghiêng, gạch chân, đặt dấu báo bắt đầu liền trước chữ đầu tiên và dấu báo kết thúc liền sau chữ cuối cùng;
- Khi muốn viết tiêu đề hoặc đoạn, bỏ cách 02 ô Braille, sau đó viết kí tự đầu tiên.
+ Trường hợp tiêu đề dài hơn một dòng thì ở dòng tiếp theo viết tiếp luôn từ ô đầu tiên.
+ Trường hợp tiêu đề có nhiều nội dung thì các nội dung được viết liền, chỉ cách 01 ô Braille mà không xuống dòng;
- Trường hợp đang viết một chữ nhưng không đủ dòng thì cần xuống dòng viết lại chữ đó.
Việc thu thập, biên soạn và xuất bản tài liệu in chữ nổi Braille dành cho người khiếm thị sẽ được nhà nước hỗ trợ như thế nào?
Việc thu thập, biên soạn và xuất bản tài liệu in chữ nổi Braille dành cho người khiếm thị sẽ được nhà nước hỗ trợ theo khoản 3 Điều 43 Luật Người khuyết tật 2010 thì:
Công nghệ thông tin và truyền thông
1. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin dành cho người khuyết tật.
2. Cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của người khuyết tật.
Đài truyền hình Việt Nam có trách nhiệm thực hiện chương trình phát sóng có phụ đề tiếng Việt và ngôn ngữ ký hiệu dành cho người khuyết tật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Nhà nước có chính sách miễn, giảm thuế, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi và hỗ trợ khác cho hoạt động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất và cung cấp dịch vụ, phương tiện hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông; hỗ trợ việc thu thập, biên soạn và xuất bản tài liệu in chữ nổi Braille dành cho người khuyết tật nhìn, tài liệu đọc dành cho người khuyết tật nghe, nói và người khuyết tật trí tuệ.
Như vậy, việc thu thập, biên soạn và xuất bản tài liệu in chữ nổi Braille dành cho người khiếm thị sẽ được nhà nước có chính sách miễn, giảm thuế, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi và hỗ trợ khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?