Khi xét nghiệm máu thời gian lưu mẫu máu để làm xét nghiệm là bao lâu? Đối với người hiến máu tình nguyện phải thực hiện các loại xét nghiệm máu nào?

Tôi có các câu hỏi như sau, khi xét nghiệm máu thì thời gian lưu mẫu máu để làm xét nghiệm là bao lâu? Còn đối với người hiến máu tình nguyện được thực hiện các loại xét nghiệm nào? Được hiến máu tình nguyện bao nhiêu lần một năm? Người hiến máu tình nguyện được hưởng quyền lợi gì? Mong sớm nhận được câu trả lời, tôi cảm ơn.

Khi xét nghiệm máu thời gian lưu mẫu máu để làm xét nghiệm là bao lâu?

Việc lưu mẫu máu xét nghiệm thực hiện theo Điều 16 Thông tư 26/2013/TT-BYT như sau:

Điều 16. Lưu giữ mẫu xét nghiệm
1. Phải lưu giữ mẫu huyết thanh hoặc huyết tương đã dùng để xét nghiệm sàng lọc tất cả các đơn vị máu toàn phần, thành phần máu. Lưu giữ đoạn dây túi máu theo quy định tại Phụ lục 6 Thông tư này.
2. Mẫu xét nghiệm phải được bảo quản ở nhiệt độ từ âm 18oC (- 18oC) trở xuống, được mã hóa và lập hồ sơ quản lý.
3. Mẫu xét nghiệm phải được lưu giữ tại cơ sở thực hiện xét nghiệm tối thiểu 02 năm kể từ ngày lấy máu. Đối với đơn vị máu, chế phẩm máu có thời hạn sử dụng dài hơn 02 năm kể từ khi lấy máu, thì thời gian lưu giữ mẫu xét nghiệm phải kéo dài thêm tối thiểu 01 năm tính từ thời điểm hết hạn sử dụng các đơn vị máu, chế phẩm máu đó. Bộ phận (tổ, nhóm, khoa, phòng) lưu mẫu huyết thanh, huyết tương phải độc lập với bộ phận làm xét nghiệm.

Như vậy mẫu máu xét nghiệm sẽ được lưu giữ tối thiểu từ 02 năm kể từ ngày lấy máu tại các cơ sở thực hiện xét nghiệm.

khi xét nghiệm máu thời gian lưu mẫu máu để làm xét nghiệm là bao lâu? Đối với người hiến máu tình nguyện phải thực hiện các loại xét nghiệm máu nào?

Đối với người hiến máu tình nguyện phải thực hiện các loại xét nghiệm máu nào?

Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 26/2013/TT-BYT thì người hiến máu tình nguyện phải thực hiện các xét nghiệm để xác định đủ tiêu chuẩn hiến máu như sau.

- Xét nghiệm hemoglobin đối với người hiến máu toàn phần và hiến các thành phần máu bằng gạn tách. Nồng độ hemoglobin phải đạt ít nhất bằng 120 g/l; nếu hiến máu toàn phần thể tích trên 350 ml phải đạt ít nhất 125 g/l.

- Xét nghiệm nồng độ protein huyết thanh đối với người hiến huyết tương bằng gạn tách. Nồng độ protein huyết thanh toàn phần phải đạt ít nhất bằng 60g/l và được xét nghiệm trong thời gian không quá 01 tháng.

- Xét nghiệm tiểu cầu đối với người hiến tiểu cầu, bạch cầu hạt, tế bào gốc bằng gạn tách. Số lượng tiểu cầu phải lớn hơn hoặc bằng 150´109/l.

Ngoài ra theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 26/2013/TT-BYT còn quy định đối với người hiến máu lần đầu phải thực hiện xét nghiệm nhanh HBsAg (kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B)

Được tham gia hiến máu tình nguyện bao nhiêu lần một năm?

Căn cứ quy định tại Điều 6 Thông tư 26/2013/NĐ-CP về khoảng thời gian tối thiểu giữa các lần hiến máu như sau:

Điều 6. Khoảng thời gian tối thiểu giữa các lần hiến máu và các thành phần máu
1. Khoảng thời gian tối thiểu giữa hai lần liên tiếp hiến máu toàn phần hoặc khối hồng cầu bằng gạn tách là 12 tuần.
2. Khoảng thời gian tối thiểu giữa hai lần liên tiếp hiến huyết tương hoặc hiến tiểu cầu bằng gạn tách là 02 tuần.
3. Hiến bạch cầu hạt trung tính hoặc hiến tế bào gốc bằng gạn tách máu ngoại vi tối đa không quá ba lần trong 07 ngày.
4. Trường hợp xen kẽ hiến máu toàn phần và hiến các thành phần máu khác nhau ở cùng một người hiến máu thì khoảng thời gian tối thiểu giữa các lần hiến được xem xét theo loại thành phần máu đã hiến trong lần gần nhất.

Như vậy đối với việc hiến máu một năm mỗi người sẽ không tham gia quá 4 lần hiến máu tình nguyện.

Người hiến máu tình nguyện được hưởng quyền lợi gì?

Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 26/2013/NĐ-CP quy định quyền lợi của người hiến máu tình nguyện như sau:

Điều 12. Quyền lợi của người hiến máu
1. Được cung cấp thông tin về các dấu hiệu, triệu chứng bệnh lý do nhiễm các vi rút viêm gan, HIV và một số bệnh lây truyền qua đường máu khác.
2. Được giải thích về quy trình lấy máu, các tai biến không mong muốn có thể xảy ra, các xét nghiệm sẽ thực hiện trước và sau khi hiến máu.
3. Được bảo đảm bí mật về kết quả khám lâm sàng, kết quả xét nghiệm; được tư vấn về các bất thường phát hiện khi khám sức khoẻ, hiến máu; được hướng dẫn cách chăm sóc sức khoẻ; được tư vấn về kết quả xét nghiệm bất thường theo quy định tại Khoản 4 Điều 17 Thông tư này.
4. Được chăm sóc, điều trị khi có các tai biến không mong muốn xảy ra trong và sau hiến máu theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này. Được hỗ trợ chi phí chăm sóc, điều trị khi có các tai biến không mong muốn xảy ra trong và sau hiến máu. Kinh phí để hỗ trợ chăm sóc điều trị người hiến máu theo quy định tại Khoản này được thực hiện theo quy định của pháp luật.
5. Được cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định tôn vinh, khen thưởng và bảo đảm các quyền lợi khác về tinh thần, vật chất của người hiến máu theo quy định của pháp luật.
Xét nghiệm máu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khi xét nghiệm máu thời gian lưu mẫu máu để làm xét nghiệm là bao lâu? Đối với người hiến máu tình nguyện phải thực hiện các loại xét nghiệm máu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xét nghiệm máu
12,079 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xét nghiệm máu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xét nghiệm máu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào