Khi xét chọn cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ thì trong bao lâu sẽ có thông báo?
- Khi xét chọn cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ thì trong thời gian bao lâu sẽ có thông báo?
- Hồ sơ đăng ký tham gia xét chọn cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ bao gồm những gì?
- Hội đồng xét chọn cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ được quy định như thế nào?
Khi xét chọn cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ thì trong thời gian bao lâu sẽ có thông báo?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Quy chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của Bộ Nội vụ, ban hành kèm theo Quyết định 911/QĐ-BNV năm 2020 như sau:
Thông báo về việc xét chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ
Trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học & công nghệ cấp Bộ, Viện Khoa học tổ chức nhà nước có trách nhiệm gửi văn bản đến tổ chức, cá nhân được giao trực tiếp chuẩn bị hồ sơ.
Theo đó, trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học & công nghệ cấp Bộ, Viện Khoa học tổ chức nhà nước có trách nhiệm gửi văn bản đến tổ chức, cá nhân được giao trực tiếp chuẩn bị hồ sơ.
Như vậy, tối đa 07 ngày làm việc sẽ phải có thông báo khi xét chọn cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ.
Hồ sơ đăng ký tham gia xét chọn cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Quy chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của Bộ Nội vụ, ban hành kèm theo Quyết định 911/QĐ-BNV năm 2020, như sau:
Hồ sơ đăng ký tham gia xét chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ
Hồ sơ đăng ký tham gia xét chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ gồm những văn bản, tài liệu dưới đây:
1. Thuyết minh chương trình, đề tài (Mẫu 3- TMCTĐTKHCNCB), Thuyết minh dự án (Mẫu 4- TMDAĐTKSCB)
2. Các văn bản pháp lý chứng minh khả năng huy động vốn từ nguồn khác (trong trường hợp cá nhân có kê khai huy động được kinh phí từ nguồn vốn khác).
3. Hồ sơ đăng ký tham gia xét chọn (Khoản 1 và 2 Điều này) bao gồm: một (01) bộ Hồ sơ gốc và bảy (07) bản sao bộ Hồ sơ gốc.
Như vậy, hồ sơ đăng ký tham gia xét chọn cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ bao gồm:
- Thuyết minh chương trình, đề tài (Mẫu 3-TMCTĐTKHCNCB)
tải về ; Thuyết minh dự án (Mẫu 4-TMDAĐTKSCB) tải về.
- Các văn bản pháp lý chứng minh khả năng huy động vốn từ nguồn khác (trong trường hợp cá nhân có kê khai huy động được kinh phí từ nguồn vốn khác).
- Hồ sơ đăng ký tham gia xét chọn (Khoản 1 và 2 Điều này) bao gồm: một (01) bộ Hồ sơ gốc và bảy (07) bản sao bộ Hồ sơ gốc.
Nhiệm vụ khoa học và công nghệ (Hình từ Internet)
Hội đồng xét chọn cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Quy chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của Bộ Nội vụ, ban hành kèm theo Quyết định 911/QĐ-BNV năm 2020, như sau:
Hội đồng xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học & công nghệ cấp Bộ
1. Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước ký Quyết định thành lập các Hội đồng xét duyệt thuyết minh để thực hiện việc xét duyệt thuyết minh các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ thực hiện theo phương thức xét chọn.
2. Hội đồng xét duyệt thuyết minh có từ 05 đến 07 thành viên, trong đó có 01 chủ tịch, 01 thư ký và các ủy viên. Thành viên Hội đồng xét duyệt thuyết minh là các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học có uy tín, khách quan, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu sâu về lĩnh vực khoa học và công nghệ của nhiệm vụ và đại diện cơ quan dự kiến áp dụng kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Chủ nhiệm nhiệm vụ và các thành viên tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không tham gia Hội đồng xét duyệt thuyết minh.
3. Phiên họp Hội đồng xét duyệt thuyết minh được tiến hành khi có mặt ít nhất hai phần ba (2/3) số thành viên của Hội đồng, trong đó có Chủ tịch, Thư ký và ít nhất 01 Ủy viên phản biện (Ủy viên phản biện vắng mặt phải có nhận xét, đánh giá bằng văn bản).
4. Các thành viên Hội đồng xét duyệt thuyết minh có trách nhiệm nhận xét, góp ý để hoàn thiện Thuyết minh theo mẫu quy định tại Phụ lục của Quy chế.
5. Hội đồng xét duyệt thuyết minh thảo luận để thống nhất kiến nghị những điểm bổ sung, sửa đổi cần thiết để hoàn thiện Thuyết minh. Hội đồng thông qua Biên bản làm việc. Thư ký Hội đồng có trách nhiệm nộp hồ sơ xét duyệt thuyết minh để lưu tại Viện Khoa học tổ chức nhà nước.
6. Kinh phí tổ chức phiên họp Hội đồng xét duyệt thuyết minh do Viện Khoa học tổ chức nhà nước chịu trách nhiệm chi trả theo quy định hiện hành.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chi tiết các chương trình diễn ra vào tối ngày 30 4? Các kênh nào truyền hình trực tiếp lễ diễu binh diễu hành vào ngày 30 tháng 4?
- Lễ diễu binh được tổ chức vào dịp nào? Thời gian diễn ra diễu binh chào mừng lễ 30 4 2025 khi nào?
- Danh sách 28 điểm bắn pháo hoa tầm thấp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước TPHCM?
- Không treo cờ vào lễ 30 4 có bị xử phạt? Cách treo cờ như thế nào đúng theo quy định pháp luật?
- Ngày Giải phóng Miền Nam: Hành vi chống người thi hành công vụ trong Ngày Giải phóng Miền Nam sẽ bị xử lý thế nào?