Vệ tinh quỹ đạo tầm thấp là gì? Dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp được triển khai thí điểm như thế nào?
Vệ tinh quỹ đạo tầm thấp là gì?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 88/2025/NĐ-CP quy định vệ tinh quỹ đạo tầm thấp là loại vệ tinh phi địa tĩnh hoạt động ở độ cao dưới 2.000 km so với mặt nước biển.
Vệ tinh quỹ đạo tầm thấp là gì? Dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp được triển khai thí điểm như thế nào? (Hình từ Internet)
Triển khai thí điểm có kiểm soát dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 88/2025/NĐ-CP quy định về triển khai thí điểm có kiểm soát dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp như sau:
- Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thí điểm theo từng đề án cụ thể.
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì đề xuất các yêu cầu về bảo đảm quốc phòng, an ninh và phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất các yêu cầu, điều kiện cần thiết khác nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia theo phạm vi quản lý nhà nước của mình theo từng đề án thí điểm gửi Bộ Khoa học và Công nghệ tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thí điểm.
- Điều kiện về triển khai mạng viễn thông đối với giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng cấp cho doanh nghiệp thí điểm bao gồm:
+ Các điều kiện về triển khai mạng viễn thông được quy định tại Nghị định 163/2024/NĐ-CP.
+ Các yêu cầu, điều kiện thí điểm do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị quyết 193/2025/QH15, cụ thể: Căn cứ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thí điểm theo từng đề án, bao gồm: loại hình dịch vụ viễn thông, giới hạn phạm vi triển khai, giới hạn số lượng thuê bao tối đa, tần số sử dụng, điều kiện chấm dứt thí điểm, các yêu cầu về bảo đảm quốc phòng, an ninh và các yêu cầu, điều kiện cần thiết khác nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia.
Tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không phải hoàn trả lại kinh phí ngân sách nhà nước trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 88/2025/NĐ-CP quy định như sau:
Việc hoàn trả kinh phí trong trường hợp nhiệm vụ khoa học và công nghệ không đạt được kết quả cuối cùng như dự kiến
Trong trường hợp đã thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ, quy trình và nội dung nghiên cứu đã được thuyết minh nhưng không đạt được kết quả cuối cùng như dự kiến, tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không phải hoàn trả lại ngân sách nhà nước số kinh phí đã sử dụng đúng mục tiêu, phạm vi, nội dung nghiên cứu được nêu tại Thuyết minh nhiệm vụ, trừ các khoản kinh phí sau:
1. Kinh phí đã cấp cho nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại tài khoản tiền gửi ở Kho bạc Nhà nước của tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ mà chưa sử dụng sau khi trừ đi số nợ phải trả của tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ. Số nợ phải trả của tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ là số tiền tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ phải thanh toán cho hàng hoá, dịch vụ, công lao động đã thực hiện mà chưa được thanh toán.
2. Kinh phí tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã tạm ứng cho các tổ chức, cá nhân có liên quan để triển khai thực hiện nội dung nghiên cứu hoặc cung ứng hàng hóa, dịch vụ nhưng chưa thực hiện. Kinh phí này được xác định tương ứng với phần công việc, hàng hóa, dịch vụ chưa thực hiện.
3. Kinh phí đã sử dụng không đúng mục tiêu, phạm vi, nội dung nghiên cứu được nêu tại Thuyết minh nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Như vậy, trường hợp đã thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ, quy trình và nội dung nghiên cứu đã được thuyết minh nhưng không đạt được kết quả cuối cùng như dự kiến thì tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không phải hoàn trả lại ngân sách nhà nước số kinh phí đã sử dụng đúng mục tiêu, phạm vi, nội dung nghiên cứu được nêu tại Thuyết minh nhiệm vụ, trừ các khoản kinh phí sau:
- Kinh phí đã cấp cho nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại tài khoản tiền gửi ở Kho bạc Nhà nước của tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ mà chưa sử dụng sau khi trừ đi số nợ phải trả của tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ. Số nợ phải trả của tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ là số tiền tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ phải thanh toán cho hàng hoá, dịch vụ, công lao động đã thực hiện mà chưa được thanh toán.
- Kinh phí tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã tạm ứng cho các tổ chức, cá nhân có liên quan để triển khai thực hiện nội dung nghiên cứu hoặc cung ứng hàng hóa, dịch vụ nhưng chưa thực hiện.
Kinh phí này được xác định tương ứng với phần công việc, hàng hóa, dịch vụ chưa thực hiện.
- Kinh phí đã sử dụng không đúng mục tiêu, phạm vi, nội dung nghiên cứu được nêu tại Thuyết minh nhiệm vụ khoa học và công nghệ.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục đề nghị tạm dừng học và điều chỉnh thời gian học tập năm 2025 đối với giáo dục nước ngoài tại cấp trung ương?
- Lời dẫn chương trình kỷ niệm ngày sinh Bác Hồ 19 5? Lời dẫn chương trình kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh?
- Tuyển sinh đầu cấp lớp 6 TPHCM: từ ngày 15 đến 19 5 phụ huynh phải lựa chọn khu vực, đối tượng tuyển sinh?
- Mẫu đơn xin cấp phép xây dựng tạm mới nhất? Tải về? Công trình xây dựng tạm là công trình thế nào?
- Xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành pháp luật về xử lý VPHC ra sao?