Khi xác định được khu vực nguy hiểm trên không cần tiến hành thông báo các đơn vị có liên quan như thế nào?
Khu vực nguy hiểm trên không là gì?
Căn cứ Điều 86 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định về khu vực nguy hiểm trên không như sau:
Khu vực nguy hiểm
1. Khu vực nguy hiểm là khu vực trên không có kích thước xác định mà tại đó hoạt động bay có thể bị nguy hiểm vào thời gian xác định.
2. Khu vực nguy hiểm và chế độ bay trong khu vực nguy hiểm do Bộ Quốc phòng xác định và thông báo cho Bộ Giao thông vận tải.
Theo đó, khu vực nguy hiểm trên không là khu vực trên không có kích thước xác định mà tại đó hoạt động bay có thể bị nguy hiểm vào thời gian xác định.
Bộ Quốc phòng sẽ có trách nhiệm xác định khu vực nguy hiểm trên không và thông báo cho Bộ Giao thông vận tải biết.
Khi xác định được khu vực nguy hiểm trên không cần tiến hành thông báo các đơn vị có liên quan như thế nào? (Hình từ Internet)
Khi xác định được khu vực nguy hiểm trên không cần tiến hành thông báo các đơn vị có liên quan như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 125/2015/NĐ-CP quy định về việc xác định khu vực nguy hiểm trên không như sau:
Xác định và công bố khu vực nguy hiểm
1. Cục Tác chiến xác định và thông báo cho Trung tâm quản lý luồng không lưu về khu vực nguy hiểm tối thiểu hai mươi bốn (24) giờ trước khi có hoạt động có khả năng gây nguy hiểm cho hoạt động bay. Trong trường hợp khẩn cấp xảy ra tác chiến phòng không, Trung tâm Quản lý điều hành bay quốc gia, các Trung tâm Quản lý điều hành bay khu vực phải thông báo ngay cho Trung tâm kiểm soát đường dài có liên quan và Trung tâm quản lý luồng không lưu; Trung tâm quản lý luồng không lưu thông báo ngay cho Trung tâm Thông báo tin tức hàng không để phát Điện văn thông báo hàng không (NOTAM) phù hợp về khu vực nguy hiểm.
2. Thông báo về khu vực nguy hiểm nêu tại Khoản 1 Điều này bao gồm các thông tin sau đây:
a) Hoạt động gây nguy hiểm;
b) Vị trí xác định theo hệ tọa độ WGS-84;
c) Giới hạn ngang, giới hạn cao;
d) Thời gian có hiệu lực của khu vực nguy hiểm;
đ) Cảnh báo đối với hoạt động bay;
e) Những thông tin phải bảo đảm bí mật an ninh quốc gia (nếu có);
g) Các điều kiện cần thiết khác để đảm bảo an toàn hoạt động bay.
3. Trung tâm quản lý luồng không lưu tiến hành các biện pháp đảm bảo an toàn bay và thông báo ngay cho Cục Hàng không Việt Nam, các cơ quan, đơn vị liên quan; Trung tâm Thông báo tin tức hàng không phát Điện văn thông báo hàng không (NOTAM) phù hợp về khu vực nguy hiểm đã được thiết lập quy định tại Khoản 1 Điều này.
Cục Tác chiến xác định khu vực nguy hiểm trên không và thông báo cho Trung tâm quản lý luồng không lưu về khu vực nguy hiểm tối thiểu hai mươi bốn (24) giờ trước khi có hoạt động có khả năng gây nguy hiểm cho hoạt động bay.
Trung tâm quản lý luồng không lưu tiến hành các biện pháp đảm bảo an toàn bay và thông báo ngay cho Cục Hàng không Việt Nam, các cơ quan, đơn vị liên quan; Trung tâm Thông báo tin tức hàng không phát Điện văn thông báo hàng không (NOTAM) phù hợp về khu vực nguy hiểm đã được thiết lập
Khi thông báo về khu vực nguy hiểm trên không có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động bay cần đảm bảo thông báo đủ các thông tin về:
(1) Hoạt động gây nguy hiểm;
(2) Vị trí xác định theo hệ tọa độ WGS-84;
(3) Giới hạn ngang, giới hạn cao;
(4) Thời gian có hiệu lực của khu vực nguy hiểm;
(5) Cảnh báo đối với hoạt động bay;
(6) Những thông tin phải bảo đảm bí mật an ninh quốc gia (nếu có);
(7) Các điều kiện cần thiết khác để đảm bảo an toàn hoạt động bay.
Lưu ý: Trong trường hợp khẩn cấp xảy ra tác chiến phòng không, Trung tâm Quản lý điều hành bay quốc gia, các Trung tâm Quản lý điều hành bay khu vực phải thông báo ngay cho Trung tâm kiểm soát đường dài có liên quan và Trung tâm quản lý luồng không lưu.
Trung tâm quản lý luồng không lưu thông báo ngay cho Trung tâm Thông báo tin tức hàng không để phát Điện văn thông báo hàng không (NOTAM) phù hợp về khu vực nguy hiểm.
Khu vực nguy hiểm trên không có ảnh hưởng đến việc xây dựng phương thức bay của Cục Hàng không Việt Nam không?
Căn cứ Điều 28 Nghị định 125/2015/NĐ-CP quy định về việc xây dựng phương thức bay của của Cục Hàng không Việt Nam như sau:
Phương thức bay tại sân bay
1. Phương thức bay tại sân bay bao gồm các phương thức khởi hành, đến, tiếp cận, bay chờ.
2. Việc xây dựng phương thức bay tại sân bay phải được tiến hành trên cơ sở các yếu tố sau đây:
a) Kết cấu hạ tầng của sân bay, ranh giới khu vực trách nhiệm quản lý, điều hành bay;
b) Phương pháp, trang bị, thiết bị dẫn đường và giám sát hàng không;
c) Địa hình sân bay, chướng ngại vật khu vực sân bay;
d) Mật độ hoạt động của tàu bay;
đ) Khu vực cấm bay, khu vực nguy hiểm, khu chờ tác chiến phòng không, khu vực hoạt động bay quân sự.
3. Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam quyết định phương thức bay cho hoạt động bay dân dụng tại sân bay dân dụng và thông báo cho Quân chủng Phòng không - Không quân; quyết định phương thức bay cho hoạt động bay dân dụng tại sân bay dùng chung sau khi có ý kiến thống nhất của Quân chủng Phòng không - Không quân.
4. Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân quyết định phương thức bay cho hoạt động bay quân sự tại sân bay dùng chung sau khi có ý kiến thống nhất của Cục Hàng không Việt Nam.
Theo quy định trên thì khu vực nguy hiểm trên không là một trong các yếu tố để cục hàng không xây dựng phương thức bay cho hoạt động bay dân dụng tại sân bay dân dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?